Quốc hội đồng ý kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đến hết 31/12/2023

17/06/2022 15:22
17-06-2022 15:22:00+07:00

Quốc hội đồng ý kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đến hết 31/12/2023

Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trong đó Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ ngày 15/8/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Với dự báo nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới, Quốc hội đồng ý kéo dài Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ ngày 15/8/2022 đến hết ngày 31/12/2023

Trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu tại Báo cáo số 174/BC-CP ngày 11/5/2022, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết.

Đồng thời, Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nhấn mạnh rằng, các cân đối lớn của nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro bao gồm nguy cơ nợ xấu, lạm phát tăng cao; sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; công tác thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa có chuyển biến tích cực…

Do đó Nghị quyết yêu cầu Chính phủ và các cơ quan kiểm soát chặt chẽ lạm phát, nợ xấu và có giải pháp căn cơ, bền vững nhằm định hướng nguồn lực của nền kinh tế vào sản xuất, kinh doanh. Bảo đảm cân đối cung – cầu, bình ổn giá cả hàng hóa, nhất là giá xăng, dầu…

Tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm ngày 15/8/2017 là 541.6 ngàn tỷ đồng. Nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực tính đến 31/12/2021 là 251.3 ngàn tỷ đồng.

Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.2 ngàn tỷ đồng bằng 47.9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5.67 ngàn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3.25 ngàn tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 - 2017).

Nhật Quang

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng USD giảm giá mạnh

Tuần qua (31/03-04/04/2025), giá USD trên thị trường quốc tế giảm mạnh sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng quy mô lớn nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác...

Chỉ gửi tiền 1 tháng, lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Tại thời điểm 5/4, chỉ còn 8 ngân hàng duy trì mức lãi suất huy động từ 4%/năm trở lên cho tiền gửi tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn 1 tháng.

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay 

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.

Sacombank dành hơn 2.2 tỷ đồng hoàn đến 50% nạp tiền điện thoại 

Từ nay đến hết 30/09/2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Kết nối mỗi ngày - Mở lối sống xanh” với tổng giá trị ưu đãi hơn 2.2 tỷ đồng.

Tín dụng tăng trưởng mạnh ngay từ đầu năm 2025

Tăng trưởng tín dụng đầu năm 2025 tăng 2.5% so với cuối năm 2024, gấp gần 10 lần cùng kỳ năm trước. Lãnh đạo NHNN và đại diện các ngân hàng đã đề ra các giải pháp...

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ...

Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Ngày 03 tháng 4 năm 2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương MB Cao Bằng tại địa chỉ Số 85-87, phố Kim Đồng, Tổ 12, Phường Hợp Giang, TP.Cao Bằng...

Giá bán USD ngân hàng chạm mốc 26,000 đồng trước đòn thuế của Mỹ

Chỉ số DXY trên thị trường quốc tế lao dốc mạnh trong khi tỷ giá USD/VND ngân hàng nhảy vọt trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các...

Quý 1/2025, Nam A Bank giữ đà tăng trưởng, đẩy mạnh các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế 

Kết thúc quý 1/2025, các chỉ số kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi...

Lợi nhuận của FE Credit trở lại đường đua tăng trưởng

Năm 2024 đã kiểm toán, FE Credit đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH

Áp lực thuế quan sẽ thúc đẩy châu Á tăng tốc hạ lãi suất?

Áp lực thuế quan sẽ thúc đẩy châu Á tăng tốc hạ lãi suất?

Đòn thuế đối ứng của Mỹ có thể làm suy giảm đầu tư và niềm tin kinh doanh cũng như kìm hãm tăng trưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia cho rằng, triển vọng ảm đạm này đòi hỏi các ngân hàng trung ương trong khu vực phải can thiệp bằng cách cắt giảm lãi suất nhiều hơn để củng cố tăng trưởng.




Hotline: 0908 16 98 98