Thị trường nhà ở Mỹ có dấu hiệu 'vỡ bong bóng'?

24/06/2022 08:06
24-06-2022 08:06:24+07:00

Thị trường nhà ở Mỹ có dấu hiệu 'vỡ bong bóng'?

Giá nhà tại Mỹ liên tục lập đỉnh trong 2 năm qua. Tuy vậy, lãi suất ngân hàng đi lên có thể khiến thị trường lao dốc mạnh.

Thị trường nhà đất của Mỹ đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá tăng vọt khiến nhiều người không thể mua nhà, lãi suất thế chấp đi lên cũng làm suy yếu nhu cầu.

Nhưng theo CNN, câu hỏi đặt ra là sự suy yếu trên thị trường nhà ở có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và giáng thêm đòn vào thị trường chứng khoán hay không.

Lãi suất thế chấp ảnh 1

Trong thời kỳ đại dịch, mọi người bị mắc kẹt ở nhà và muốn chuyển sang căn nhà lớn hơn, thúc đẩy giá nhà tăng cao. Ảnh: Reuters.

Bong bóng nhà đất

Những năm qua, giá nhà đã tăng phi mã nhờ lãi suất chạm đáy và các gói kích thích kinh tế quy mô lớn của Chính phủ Mỹ. Thêm vào đó, trong thời kỳ đại dịch, mọi người bị mắc kẹt ở nhà và muốn chuyển sang căn nhà lớn hơn.

Trong một báo cáo được Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia công bố hôm 21/6, giá nhà trung bình trong tháng 5 đã vượt ngưỡng 400.000 USD/căn và lập đỉnh 407.600 USD/căn. Giá đã tăng 15% so với một năm trước đó. Chi phí thuê nhà cũng tăng vọt.

Điều đó đã thu hút sự chú ý của các công ty đầu tư. Nhiều công ty mua lại những căn nhà giá phải chăng, sau đó cho thuê hoặc bán để kiếm lời.

Theo nhóm nghiên cứu tại Harvard, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư chiếm tới 30% tổng số nhà được bán trong quý I.

Giá nhà tăng quá nóng đã khiến nhiều người không còn khả năng mua nhà, góp phần làm giảm nhu cầu. Theo Trung tâm Nghiên cứu Nhà ở của Harvard, thu nhập hàng năm cần thiết để sở hữu một căn nhà có giá 340.700 USD - mức giá trung bình - đã tăng 28.000 USD so với năm ngoái.

Theo ông Daniel T. McCue tại Trung tâm Nghiên cứu Nhà ở của Harvard, mức tăng khiến chỉ riêng trong năm qua, 4 triệu người Mỹ đã không thể mua nhà.

Bong bóng xì hơi

Cùng với đó, lãi suất đi lên cũng tác động đáng kể tới doanh số bán nhà. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không trực tiếp quyết định lãi suất vay thế chấp. Nhưng các động thái của cơ quan này ảnh hưởng tới khoản tiền mà người vay mua nhà phải trả.

Hôm 15/6, FED thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994, nâng lãi suất tham chiếu lên khoảng 1,5-1,75%. Trước đó, cơ quan này cũng đã thực hiện 2 đợt tăng lãi suất trong năm nay.

Đó là một sự giảm tốc đáng kể. Tuy nhiên, giá đã tăng với tốc độ chóng mặt trong những năm qua.

Ông Len Kiefer - Phó giám đốc kinh tế của Freddie Mac

Theo Freddie Mac, năm nay, lãi suất vay thế chấp tại Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuần trước, lãi suất trung bình cho khoản vay kỳ hạn 30 năm đạt 5,78%, cao nhất kể từ năm 2008. Điều đó khiến cả giá nhà mới và nhà cũ lao dốc vì nhu cầu hạ nhiệt.

Trong tháng 5, theo công ty môi giới Redfin Corp., gần 20% người bán nhà ở Mỹ đã hạ giá bán, tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 10/2019.

Sau khi tăng khoảng 18% vào năm 2021, giá nhà ở Mỹ được dự báo tăng với tốc độ vừa phải hơn - khoảng 10% - trong năm 2022 và 5% năm 2023.

"Đó là một sự giảm tốc đáng kể. Tuy nhiên, giá đã tăng với tốc độ chóng mặt trong những năm qua", ông Len Kiefer - Phó giám đốc kinh tế của Freddie Mac - nhận định.

Sự sụt giảm đã có tác động không thể phủ nhận trong toàn bộ ngành công nghiệp nhà ở. Công ty môi giới bất động sản trực tuyến Redfin và một số doanh nghiệp khác bắt đầu sa thải nhân viên.

Lao dốc nhưng không sụp đổ

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng sự sụt giảm của thị trường nhà ở sẽ không tàn phá nền kinh tế như hồi năm 2008. Khi đó, bong bóng nhà đất vỡ vụn và cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã khiến toàn bộ nền kinh tế chao đảo.

Ngay cả khi lãi suất đi lên khiến giá nhà lao dốc, giới quan sát cho rằng thị trường nhà ở sẽ không trải qua một cú rơi đột ngột.

"Doanh số bán nhà sẽ tiếp tục giảm trong vài tháng tới do lãi suất thế chấp tăng mạnh, ông Lawrence Yun - nhà kinh tế trưởng của NAR - nhận định.

Lãi suất thế chấp ảnh 2

Sự sụt giảm của thị trường nhà ở tại Mỹ hiện nay sẽ không tàn phá nền kinh tế như hồi năm 2008. Ảnh: Reuters.

"Nhưng những ngôi nhà có giá phải chăng vẫn đang được bán nhanh. Trong khi đó, nguồn cung nhà có sẵn đã tăng lên đáng kể. Điều đó có thể cung cấp cho người mua nhiều lựa chọn hơn", ông Yun nhận định.

Nhu cầu mua nhà vẫn đang được duy trì ở mức hợp lý. "Thị trường nhà ở sẽ tương tự những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80. Khi đó, tốc độ tăng giá chững lại nhưng thị trường không sụp đổ", ông Brett Ewing - chiến lược gia thị trường của First Franklin Financial Services - nhận định.

Thị trường nhà ở của Mỹ có thể xuất hiện một vài vết nứt, nhưng nền móng vẫn còn vững chắc. Theo giới quan sát, chỉ khi lãi suất thế chấp tăng mạnh hơn nữa, nhu cầu mua nhà mới lao dốc đáng kể.

Thảo Phương

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98