Vì sao lạm phát tại Malaysia thấp nhất khu vực?

03/07/2022 11:00
03-07-2022 11:00:00+07:00

Vì sao lạm phát tại Malaysia thấp nhất khu vực?

Malaysia là quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất Đông Nam Á khi chỉ tăng lên 2,8% vào tháng 5. Con số này vẫn vượt dự báo 0,2%, đồng thời là mức cao nhất kể từ đầu năm.

Tình hình lạm phát tại Malaysia ảnh 1

Dữ liệu từ Cục Thống kê Malaysia (DOSM) cho thấy ngoại trừ thông tin liên lạc, chi phí cho hàng loạt lĩnh vực khác như giao thông; thực phẩm; nhà hàng, khách sạn; nội thất, thiết bị gia dụng và bảo trì; hàng hóa và dịch vụ; giải trí và văn hóa đều tăng cao.

Theo Bộ trưởng Tài chính Malaysia Tengku Zafrul Aziz, nếu không có trợ cấp của chính phủ, tỷ lệ lạm phát của Malaysia trong tháng 5 có thể lên tới 11,4%.

Dự kiến, chính phủ Malaysia sẽ trợ cấp khoảng 77,7 tỷ RM, tương đương 17,6 tỷ USD, trong năm nay, tăng gấp đôi so với kế hoạch phê duyệt trước đó vào năm ngoái.

Siết chặt nguồn cung thực phẩm

Thực phẩm là nhóm tác động mạnh mẽ nhất tới CPI của Malaysia. Việc giá cả của 93% mặt hàng thực phẩm leo thang khiến chỉ số lạm phát lương thực đạt 5,2%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2021.

Trong các nhóm thực phẩm, giá thịt đã tăng tới 9,5% do trùng vào mùa lễ hội, kế đó là rau (8,1%); sữa, pho mát, trứng (8%); cá, hải sản (4,3%); dầu, mỡ (3,7%). Đáng chú ý, giá thịt gà có mức tăng lớn nhất phân khúc thịt, khoảng 13,4%.

Trước tình trạng này, Malaysia quyết định chi 38,5 triệu USD nhằm hỗ trợ giá gà, trứng vào tháng 7 và tháng 8. Từ tháng 2-6/2022, chính phủ cũng đã phân bổ khoảng 29,4 triệu USD cho hai mặt hàng này.

“Việc trợ cấp thịt gà giúp giá thực phẩm này ở Malaysia tiếp tục nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN”, ông Tengku Zafrul chia sẻ.

Là quốc gia nhập khẩu thực phẩm ròng, Malaysia đang phải vật lộn để kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá trị đồng nội tệ suy yếu. Việc tỷ lệ lạm phát lương thực đạt mức cao nhất kể từ năm 2017 cũng buộc chính phủ phải triển khai một số biện pháp đảm bảo nguồn cung nội địa và giảm chi phí.

Tình hình lạm phát tại Malaysia ảnh 2

Giá thịt gà có mức tăng mạnh nhất nhóm thực phẩm thịt. Ảnh: MalayMail.

Cuối tháng 5, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob thông báo ngừng hoạt động xuất khẩu gà (có hiệu lực từ ngày 1/6), đồng thời mở rộng các kho lạnh dự trữ gia cầm, bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu gà và nâng số lượng lò mổ ở nước ngoài.

Bình quân mỗi tháng, Malaysia xuất khẩu khoảng 3,6 triệu con gà, chủ yếu cho nước láng giềng Singapore. Số liệu từ Cục thú y cũng cho biết Malaysia xuất khẩu khoảng 50 triệu con gà sống/năm và 42 tấn thịt gia cầm.

Từ tháng 2, Malaysia đã phải giới hạn giá thịt gà tiêu chuẩn ở mức 2,02 USD/kg và 2,25/kg đối với gà nguyên con đã sơ chế trên phạm vi cả nước. Kể từ đầu tháng 7, Malaysia giới hạn giá gà ở mức 2,13 USD/kg.

Theo ông Ismail Sabri, giá gà trung bình mỗi kg có thể lên tới 2,72 USD nếu chính phủ không can thiệp.

Dù có khả năng tự chủ nguồn cung gà và trứng, Malaysia vẫn đối mặt tình trạng thiếu gà nghiêm trọng. Việc phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được xem là yếu tố thúc đẩy giá thực phẩm tăng mạnh.

Bộ trưởng Công nghiệp trồng trọt và hàng hóa Malaysia Zuraida Kamaruddin cho biết cuộc khủng hoảng ở Ukraine kèm thời tiết thất thường đã ảnh hưởng đến nguồn cung thức ăn cho gà và sản lượng gà. Chi phí thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cũng đã tăng 70% sau khi chiến sự bùng nổ.

Tăng cường hỗ trợ giá nhiên liệu

Nhìn chung, chi phí nhiên liệu và năng lượng là yếu tố chính tạo phản ứng dây chuyền lên giá cả các loại mặt hàng trên toàn thế giới. So với năm ngoái, giá dầu thế giới đã tăng lên khoảng 50%.

Trong trường hợp của Việt Nam, dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy CPI tháng 5 tăng 2,86% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ tháng 7/2020.

Trong rổ lĩnh vực tác động đến CPI, chỉ số giá của nhóm giao thông tăng những 18,41% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là điều dễ hiểu khi giá xăng trong trong nước đang ở mức cao kỷ lục và đã tăng trên 50% so với kỳ điều chỉnh cuối cùng của tháng 5/2021.

Mặt khác, chỉ số giá nhóm giao thông trong tháng 5 của Malaysia chỉ tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn do giá xăng không chì RON 97 tăng thêm 63,8% từ 0,59 USD/lít lên 0,97 USD/lít.

Tuy nhiên, việc chính phủ nước này đẩy mạnh hỗ trợ giá xăng RON 95 và dầu diesel đã thu hẹp tình trạng lạm phát ở nhóm hàng này. Kể từ tháng 3/2021, giá xăng RON 95 vẫn được giữ nguyên ở ngưỡng 0,47 USD/lít.


Bộ Tài chính Malaysia dự kiến ngân sách trợ giá nhiên liệu và dầu ăn có thể lên tới 6,8 tỷ USD trong năm 2022 trong bối cảnh giá dầu thô tiếp tục neo mức cao. Năm ngoái, Malaysia phân bổ gần 2,5 tỷ USD cho khoản hỗ trợ này.

Ngay từ tháng 1/2022, chính phủ đã chi 453 triệu USD cho các khoản trợ giá xăng, dầu diesel và khí hóa lỏng, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nội dung phản hồi về tình hình giá xăng tại Malaysia đầu tháng 6, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết chính phủ Malaysia đang trợ giá 0,4 USD cho mỗi lít xăng RON 95 và 0,45 USD cho mỗi lít dầu diesel. Ngoài ra, Malaysia không đánh các loại thuế đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước.

Song, chính sách trợ giá của Malaysia hiện chỉ áp dụng cho người bản địa. Do đó, ngay cả người nước ngoài tại Malaysia cũng phải mua xăng không được trợ giá.

Bên cạnh đó, Malaysia còn là nước sản xuất xăng dầu lớn và có xuất khẩu mặt hàng này. Theo dữ liệu của OEC, Malaysia xuất khẩu 5,18 tỷ USD dầu thô vào năm 2020 , trở thành nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 21 trên thế giới. Cùng năm đó, dầu thô là sản phẩm xuất khẩu nhiều thứ 10 tại Malaysia.

Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của HSBC dự báo so với Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia, Việt Nam, Malaysia sẽ là nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất, khoảng 3,2% trong năm 2022.

Minh Khánh

Zing.vn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98