Giá cây tràm giảm 50%, người dân trồng rừng ở U Minh hạ lo đầu ra

06/08/2022 15:02
06-08-2022 15:02:35+07:00

Giá cây tràm giảm 50%, người dân trồng rừng ở U Minh hạ lo đầu ra

Giá cây tràm giảm mạnh khiến cuộc sống của người dân trồng tràm ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh (Cà Mau) gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ dân có tràm đã đến tuổi thu hoạch nhưng thương lái không vào mua...

Tràm và keo lai là 2 loại cây rừng được trồng phổ biến ở vùng U Minh hạ của tỉnh Cà Mau. Từ khoảng năm 2010 khi cây keo lai chiếm ưu thế phát triển thì giá cây tràm có chiều hướng tăng.

Sau đó, người dân trở lại trồng tràm và diện tích tăng dần thì giá lại có chiều hướng giảm nhưng người dân vẫn sống khỏe nhờ trồng tràm. Tuy nhiên, khi bị ảnh hưởng dịch COVID-19 từ năm 2021 thì giá cây tràm giảm mạnh và hiện vẫn ở mức rất thấp.

Giá cây tràm trên địa bàn Cà Mau mau đã giảm mạnh.

Ông Phan Văn Quang, người dân trồng rừng ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh cho biết, khoảng 2 năm nay giá cây tràm giảm mạnh khiến cuộc sống bà con nơi đây rất vất vả. Từ thời điểm dịch đến nay, giá cây tràm từ 170 triệu/ha (loại tốt), giờ giảm xuống chỉ còn khoảng 70 triệu/ha (rớt khoảng 50%).

Không chỉ giá giảm thấp mà đầu ra cây tràm cũng đang gặp khó. Nhất là ở những vùng sâu, vùng xa như xã Khánh Lâm, Khánh Hòa, Khánh Thuận của huyện U Minh. Nhiều hộ dân có rừng tràm đã đến tuổi thu hoạch nhưng kêu thương lái họ không buồn ngó ngàng tới. Còn thương lái có vào mua thì cũng đưa ra cái giá mà người trồng rừng khó chấp nhận được.

Người dân U Minh mất nửa thu nhập vì giá cây tràm giảm sâu.

Ông Võ Minh Giàu, người dân ở xã Khánh Lâm chia sẻ: “Mảnh rừng của gia đình tôi nếu giá trước đây phải bán được hơn 1,5 tỷ đồng, còn hiện nay bán chỉ được khoảng 700 triệu thôi. Ngay cả thương lái cũng ít thu mua. Họ đến xem rồi đưa cái giá rất thấp”.

Mỗi chu kỳ trồng tràm của người dân ở vùng đất rừng U Minh hạ kéo dài khoảng 5 năm. Trong thời gian này, bà con sống nhờ 30% diện tích đất được phép sản xuất nông nghiệp cùng những hoa lợi dưới tán rừng như mật ong, cá đồng.

Họ lấy ngắn nuôi dài để trông chờ nguồn thu từ cây tràm nhưng nay giá tràm duy trì thấp đã đẩy người dân vào “thế kẹt” khi cây tràm đã tới tuổi thì buộc phải thu hoạch. Bởi, cây tràm quá lứa thêm 1- 2 năm thì khó bán được.

Số lượng tràm ở huyện U Minh còn tồn đọng lượng lớn.

Theo ông Trần Văn Thức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Cà Mau, nguyên nhân giá cây tràm giảm một phần là do diện tích trồng mấy năm qua có chiều hướng tăng.

Bên cạnh đó, cây tràm được dùng chủ yếu làm cừ trong xây dựng nhưng gần đây giá vật liệu xây dựng tăng đã ảnh hưởng lĩnh vực xây dựng. Ngoài ra, những công trình xây dựng ngày càng có quy mô lớn hơn nên nhu cầu dùng cừ tràm có xu hướng giảm.

Tân Lộc - Nhật Huy

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tôm Việt vào cuộc đua xanh nâng giá trị trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu

Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi, tôm Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng chủ lực, đưa Việt Nam vươn lên nhóm các quốc gia xuất...

Bốn nông sản của Việt Nam vừa đón tin vui từ thị trường Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký 4 nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang Trung Quốc.

Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam

Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đạt 93,8 triệu USD, chiếm 14,3 % tỷ trọng. Kết quả này giúp thanh long vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu...

Thị trường nông sản: Giá gạo Thái Lan chạm "đáy", giá cà phê toàn cầu giữ đà tăng

Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm, trong khi đó, thị trường cà phê toàn cầu cho thấy những tín hiệu lạc quan khi giá cà phê...

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Khách Mỹ tới tấp mua ‘vàng đen’ sau hoãn áp thuế, DN Việt gấp gáp tăng ca

Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng...

Mỹ muốn áp thuế 46%, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư khuyến cáo điều quan trọng

Sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán thuế với Mỹ, doanh nghiệp thuỷ sản phải nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản...

Việt Nam nằm top đầu thế giới tiêu thụ thịt lợn, DN chi 460 triệu USD nhập về

Do người Việt ngày càng thích ăn thịt nên ngoài số lượng 53,53 triệu con lợn hơi thương phẩm xuất chuồng, các doanh nghiệp còn chi thêm 460 triệu USD để nhập khẩu...

Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Sáng 04/04, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, với mục tiêu đưa ra các giải pháp và chiến lược mới...

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?

Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu...

Giá vàng và hàng hóa


Hotline: 0908 16 98 98