IEA: Sản lượng dầu của Nga có thể giảm 20% vì lệnh cấm vận của EU

12/08/2022 14:30
12-08-2022 14:30:00+07:00

IEA: Sản lượng dầu của Nga có thể giảm 20% vì lệnh cấm vận của EU

Sản lượng dầu Nga giảm 20% từ đầu năm sau khi lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo.

Sản lượng dầu của Nga có thể đi xuống ngay từ tháng này khi Nga giảm lọc dầu và sau đó, mức sụt giảm sẽ tăng tốc khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực, báo cáo của IEA cho thấy. Từ đầu năm 2023, Cơ quan này dự báo sản lượng mỗi ngày giảm gần 2 triệu thùng, bất chấp đà hồi phục về sản lượng trong những tháng gần đây.

EU dự kiến sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga từ ngày 05/12 nhằm chặn nguồn tài chính Nga cấp cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Còn từ ngày 05/02/2023, lệnh cấm vận hoạt động vận chuyển sản phẩm từ dầu của Nga sẽ có hiệu lực

Khoảng 1 triệu thùng sản phẩm từ dầu và 1.3 triệu thùng dầu thô Nga mỗi ngày sẽ phải tìm điểm đến mới do lệnh trừng phạt của EU, IEA ước tính. Sản lượng dầu của Nga đã tăng trong 3 tháng qua, chạm gần 10.8 triệu thùng một ngày trong tháng 7, do hoạt động lọc dầu trong nước tăng và xuất khẩu chuyển hướng sang châu Á.

Khi các quốc gia phương Tây và đồng minh áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên Nga vì cuộc chiến ở Ukraine, Moscow đã chuyển hướng từ châu Âu (thị trường năng lượng lớn nhất của họ) sang châu Á. Những người mua dầu từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương – vốn không bị hạn chế bởi các ràng buộc của phương Tây – sẵn sàng mua dầu giá rẻ từ Nga.

Trong tháng 6, Trung Quốc lần đầu vượt EU để thành nước mua dầu Nga nhiều nhất qua đường biển. Trung Quốc đã nhập khẩu 2.1 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày, cao hơn so với 1.8 triệu thùng của châu Âu, theo IEA.

Tuy nhiên, lượng dầu Nga bán cho châu Á đã ổn định trở lại trong vài tuần gần đây, theo dữ liệu từ Bloomberg. Điều này làm dấy lên lo ngại liệu châu Á có thể tăng mạnh nhập khẩu dầu để bù đắp cho tác động từ lệnh cấm vận của EU hay không.

Nga sản xuất trung bình 10.51 triệu thùng/ngày trong 3 ngày đầu của tháng 8/2022, theo thông tin từ Bloomberg. Con số này giảm khoảng 2.5% so với tháng 7/2022, nhưng có thể là do tính mùa vụ chứ không phải xuất phát từ lệnh trừng phạt. Phần lớn lượng dầu suy giảm đến từ một nhóm nhỏ nhà sản xuất dầu, bao gồm cả gã khổng lồ Gazprom, dữ liệu cho thấy. Gần đây, Gazprom đã tích cực cắt giảm sản lượng khí đốt trong bối cảnh xuất khẩu dầu sang EU thụt lùi.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu tăng hơn 1% sau dữ liệu kinh tế gây thất vọng của Mỹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng vào ngày thứ Năm (25/04), khi thị trường cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế Mỹ gây thất vọng và nguy cơ địa chính trị từ cuộc xâm...

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều ngày 25/4

Từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 310 đồng, còn xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 10 lần tăng và 7...

Dầu WTI rớt mốc 83 USD/thùng

Giá dầu WTI dao động dưới mức 83 USD/thùng vào ngày thứ Tư (24/04), giảm nhẹ sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98