Mỗi năm nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc khoảng 1 tỷ USD

03/08/2022 09:07
03-08-2022 09:07:00+07:00

Mỗi năm nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc khoảng 1 tỷ USD

Thặng dư thương mại đối với xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam đang bị thu hẹp bởi nhập khẩu gỗ (chủ yếu là nguyên liệu) từ thị trường này đang tăng dần qua các năm.

Báo cáo “Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - Trung Quốc” do nhóm nghiên cứu VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và tổ chức Forest Trends công bố mới đây cho thấy, Trung Quốc hiện là một trong ba thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam (cũng với Mỹ và Nhật Bản) khi thị trường này  luôn chiếm từ 10 - 12% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ.

Trong số khoảng 30 mặt hàng gỗ và sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, hơn 20 mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu và 10 mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm gỗ.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào Trung Quốc. Tính riêng trong giai đoạn 2015 – 2021, Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch từ 843 triệu USD đến 1,4 tỷ USD/năm từ các mặt hàng gỗ nguyên liệu. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu có xu hướng tăng lên qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong các năm 2019 và 2021.

Dăm gỗ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt trội so với các mặt hàng gỗ khác vào thị trường Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu dăm dao động từ 553 triệu USD đến hơn 1,1 tỷ USD/năm, tương đương 54% đến 77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam vào thị trường này. 

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu nguyên liệu đầu vào ngành gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2019 – 2021, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 661 đến hơn 1 tỷ USD các mặt hàng này từ Trung Quốc, chiếm 25 - 37% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ hàng năm của Việt Nam từ tất cả các thị trường.

Đáng chú ý, nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam từ Trung Quốc đang có xu hướng liên tục tăng mạnh qua các năm. Thặng dự thương mại trong xuất khẩu gỗ của Việt Nam đối với thị trường này đang giảm mạnh khi cán cân dần nghiêng sang nhập khẩu gỗ nguyên liệu nhiều hơn.

Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu cao hơn giá trị nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm gỗ khác từ 2,2 đến 7,3 lần tùy theo từng năm. Cụ thể, trong khi kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ chỉ đạt từ 37 triệu đến 314 triệu USD/năm, thì con số này đối với gỗ nguyên liệu là từ 220 triệu đến 704 triệu USD/năm.

Hai mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này là ván bóc, ván lạng và gỗ dán. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu ván bóc, ván lạng có xu hướng tăng rất mạnh từ năm 2018. Tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu ván bóc, ván lạng đã đạt 108 triệu USD, tương đương 46% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả năm 2021.

Báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế và rủi ro mà các doanh nghiệp gỗ Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường Trung Quốc. Trong đó, dù là thị trường tiêu thụ lớn và là nguồn cung quan trọng cho ngành chế biến gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, nhưng các thông tin về thực trạng và động lực của thị trường Trung Quốc trong ngành gỗ của Việt Nam còn rất hạn chế.

Lưu Thủy

SGĐTTC





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều dự án điện khí LNG chậm tiến độ, cẩn trọng thêm nguồn điện tái tạo

Bộ Công Thương vừa có những giải trình về Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó đề cập đến việc phân bổ các dự án điện khí LNG và chưa xem xét các dự án điện tái...

TP HCM đã chuẩn bị kịch bản "tệ nhất" khi Mỹ giữ nguyên mức thuế đối ứng 46%

Nhận định khả năng Mỹ đưa về thuế đối ứng 0% rất khó nên chắc chắn doanh nghiệp, người lao động sẽ bị tác động bởi thuế quan mới của Mỹ.

Bị Mỹ áp thuế 46%, doanh nghiệp Việt tức tốc tìm đối tác mới, sang cả Trung Đông

Ứng phó với việc Mỹ muốn áp thuế 46% hàng hoá Việt Nam, các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng quy mô 11 tỷ USD không ngồi im, đẩy mạnh đàm phán và toả đi khắp các...

Sự khác nhau giữa xuất xứ hàng hóa và khái niệm “Made in Viet Nam”

Một lô hàng quần áo gắn nhãn “Made in Viet Nam” chưa chắc đã có chứng nhận xuất xứ của Việt Nam và ngược lại, một lô hàng quần áo có C/O của Việt Nam nhưng có thể...

Dự án Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2: Nhà thầu mang tiền tạm ứng gửi tiết kiệm

Ban Y tế trọng điểm đã tạm ứng cho Công ty CP Hồng Hà (gói thầu XDVĐ-01) số tiền hơn 185 tỷ đồng. Nhưng sau đó công ty này sử dụng sai mục đích 145 tỷ đồng, mang...

Chủ động ứng phó, kiểm soát chặt xuất xứ hàng hóa

Việc tái cấu trúc sẽ giúp Việt Nam định vị lại vai trò trong chuỗi thương mại toàn cầu và chuyển biến cú sốc thuế quan thành sức bật.

Những tỉnh thành, ngành kinh tế ảnh hưởng thuế quan Mỹ lớn nhất

Kinh doanh thủy hải sản ảnh hưởng lớn đến khu vực Tây Nam Bộ. Sản xuất điện tử ảnh hưởng đến các địa phương Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng. Sản xuất...

Amcham Việt Nam kiến nghị Mỹ nêu rõ yêu cầu để đàm phán về thuế quan

Amcham Việt Nam kêu gọi những công ty tham gia nhập khẩu hàng Mỹ có đề xuất cụ thể hơn nhằm tăng lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Phó Thủ tướng: Xây dựng thỏa thuận với Mỹ theo hướng nâng cấp Hiệp định thương mại song phương

Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách...

Trung tâm tài chính ở TPHCM, Đà Nẵng sẽ khác gì Singapore, Hồng Kông?

Trung tâm tài chính tại Việt Nam sẽ tập trung vào các lĩnh vực ngách chiến lược phù hợp thay vì trùng lắp với Singapore hay Hồng Kông (Trung Quốc).


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98