Ngân hàng bán bảo hiểm 'bia kèm lạc': Cần phải xử lý nghiêm

05/08/2022 08:35
05-08-2022 08:35:00+07:00

Ngân hàng bán bảo hiểm 'bia kèm lạc': Cần phải xử lý nghiêm

Lãnh đạo NHNN cho biết đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng như yêu cầu các tổ chức tín dụng tuyệt đối không để tình trạng nhân viên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm mới được giải ngân vốn vay.

Vì doanh số nên nhiều ngân hàng đã ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân vốn vay. (Ảnh minh họa)

Việc công ty bảo hiểm liên kết với ngân hàng để bán sản phẩm (còn gọi là kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng - bancassurance) nở rộ tại Việt Nam khoảng 3-4 năm trở lại đây. Điều này đã mang lợi nhuận không nhỏ cho các ngân hàng thương mại.

Nhiều ngân hàng thậm chí coi bán bảo hiểm là chỉ tiêu chính, giống như huy động vốn, tín dụng, phát hành thẻ… để phân bổ chỉ tiêu cho từng nhân viên ngân hàng. Chính do áp lực về doanh số nên thời gian gần đây tình trạng ngân hàng ép khách phải mua bảo hiểm nhân thọ trước khi giải ngân diễn ra khá phổ biến, gây bức xúc cho người đi vay.

Ngân hàng chạy đua... bán bảo hiểm

Chị Nguyễn Như Mai (Hà Đông, Hà Nội) cho biết do có nhu cầu mua ôtô nên chị đã đến chi nhánh một ngân hàng thương mại trên phố Quang Trung để vay vốn. Trong quá trình hoàn tất hồ sơ, chị Mai được nhân viên tín dụng phụ trách duyệt hồ sơ yêu cầu mua gói bảo hiểm nhân thọ khoảng 20 triệu đồng/năm, nhưng do cả gia đình 4 người đã mua đầy đủ bảo hiểm nên chị từ chối. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng thuyết phục “mua thêm để tích lũy” đồng thời khẳng định “chỉ có mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sếp mới duyệt hồ sơ nhanh.”

Tuy nhiên, chị Mai quyết không chịu và cho biết nếu không giải ngân thì đi vay chỗ khác. Sau đó nhân viên ngân hàng đã hạ giá gói bảo hiểm xuống còn 10 triệu đồng/năm, song chị Mai vẫn kiên quyết không mua thêm. Kết quả là ngân hàng này đành giải ngân khoản vay cho chị mà không bán được hợp đồng bảo hiểm.

Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn được như chị Mai bởi việc ngân hàng có chịu “buông tha” cho người vay hay không còn tùy thuộc vào nhân viên hoặc chi nhánh đó đã đủ chỉ tiêu doanh số bán bảo hiểm tháng đó hay chưa. Xét cho cùng, người đi vay vẫn luôn ở vào thế bị động. Ai đang ở vào thế cần tiền ngay sẽ buộc phải "cắn răng" bỏ ra một khoản vài chục triệu đồng mua bảo hiểm coi như "phí giải ngân".

Mới đây, bà Nguyễn Thùy Linh (Hà Nội) và một người bạn đăng ký vay mua nhà tại một ngân hàng thương mại cổ phần ở 2 chi nhánh khác nhau. Nhân viên tư vấn khoản vay tại 2 chi nhánh đều yêu cầu khách hàng phải mua kèm gói bảo hiểm nhân thọ.

Nhân viên nơi bà Linh trực tiếp ký hồ sơ cho biết, đây là "quy ước" của ngân hàng, còn nhân viên chi nhánh nơi bạn của bà Linh vay xác nhận nếu không mua bảo hiểm thì khách hàng không được vay.

Khi bà Linh đến ký hợp đồng vay, nhân viên ngân hàng đã mời 1 đại lý bảo hiểm (là đối tác của ngân hàng) đến và đưa cho bà Linh hồ sơ yêu cầu mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mệnh giá 2 tỷ đồng, với mức phí hằng năm là 45 triệu đồng. Tuy nhiên, phí bảo hiểm cộng khoản vay mua nhà là một gánh nặng lớn với gia đình bà Linh.

Bà Linh đã yêu cầu thay đổi mệnh giá bảo hiểm cùng mức phí đóng thì nhân viên ngân hàng cho biết với giá trị khoản vay của bà thì bà phải tham gia bảo hiểm với mệnh giá lớn. Tuy nhiên, nhân viên không giải thích được lý do tại sao.

Bà Linh bất đắc dĩ phải ký hồ sơ yêu cầu bảo hiểm vì đã đến hạn trả tiền nhà, bà rất cần khoản vay này. Sau đó bà đã liên hệ nhân viên tư vấn bảo hiểm hỏi về thủ tục từ chối hợp đồng bảo hiểm và muốn kiến nghị về việc này thì được trả lời "có kiến nghị thì cũng thế thôi."

Quá bức xúc, bà Linh đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ giúp giảm bớt việc người dân bị ép tham gia bảo hiểm với mức phí "trên trời" khi vay tiền mua nhà.

Trường hợp như của bà Linh hiện diễn ra khá thường xuyên, nhất là vào thời điểm này hiệ nay - khi mà "room tín dụng" của các ngân hàng đã “cạn,” trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có động thái cấp thêm hạn mức. Chính vì vậy, việc “ép” khách hàng mua bảo hiểm mới được phê duyệt khoản vay đã gây nhiều bức xúc cho người đi vay vốn.

Bản thân các nhân viên ngân hàng cũng bị ép chỉ tiêu hoặc chạy theo các đợt thi đua với phần thưởng hậu hĩnh cho việc bán thật nhiều bảo hiểm. Đây cũng là nguyên do khiến nhiều “banker” từ bỏ nghề và chọn rẽ hướng khác vì không chịu được áp lực doanh số cũng như không muốn tiếp tay “vỗ béo” cho các công ty bảo hiểm.

Cần phải xử lý nghiêm

Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho biết theo quy định của pháp luật thì trong hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng và khách hàng không có điều kiện bắt buộc mua bảo hiểm mà chỉ là khuyến khích. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng mua thêm bảo hiểm đối với khoản vay là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên. Nhân viên ngân hàng chỉ khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm căn hộ, bảo hiểm xe hoặc bảo hiểm khoản vay chứ không được ép họ mua bảo hiểm nhân thọ...

“Trên thực tế việc tham gia bảo hiểm với các khoản vay, nếu như khách hàng không may có sự cố xảy ra ngoài ý muốn, công ty bảo hiểm thay khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người vay cũng thoát khỏi giai đoạn khó khăn trước mắt,” ông Lực cho hay.

Việc tham gia bảo hiểm của khách hàng là tự nguyện, chứ không nên ép. (Ảnh: Vietnam+)

Trả lời về tình trạng tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng mua bảo hiểm sau đó mới giải ngân, ông Trần Đăng Phi, Phó chánh thanh tra, Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc tham gia bảo hiểm của khách hàng là tự nguyện. Nếu nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm là vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt.

Ông Phi cũng cho biết thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng như yêu cầu các tổ chức tín dụng tuyệt đối không để tình trạng có nhân viên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm sau đó mới thực hiện giải ngân.

Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chi nhánh tỉnh, thành phố nếu phát hiện các tổ chức tín dụng, cá nhân yêu cầu, ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm rồi mới giải ngân vốn vay thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

“Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước đã quán triệt nghiêm túc vấn đề này. Đâu đó có những lúc, những chỗ xảy ra tình trạng này nhưng không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi rất quan tâm và mong nhận được thông tin của các cơ quan báo chí. Phát hiện trường hợp nào chúng tôi sẽ kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm,” ông Phi nhấn mạnh.

Quay trở lại với khiếu nại của bà Linh, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm…

Do đó, đối với nội dung phản ánh liên quan đến việc công ty bảo hiểm nhân thọ ép buộc bà Linh mua bảo hiểm thì bà Linh có thể liên hệ hoặc gửi đơn đến Bộ Tài chính/công ty bảo hiểm để được xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Bà Linh cũng có thể liên hệ hoặc gửi đơn đến ngân hàng - nơi mà bà bị ép mua bảo hiểm nhân thọ khi vay tiền mua nhà - để được xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật./.

Thúy Hà

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một công ty bảo hiểm bị phát hiện tự ý trừ tiền bồi thường tai nạn xe, trích lập “dự phòng mù”

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) ngày 11/04 công bố kết luận thanh tra hoạt động năm 2023 tại Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp, cho thấy hàng loạt tồn tại...

MIC nhận giải Sao Khuê 2025 cho ứng dụng bảo hiểm số MIC Pro

Ngày 19/4/2025 – Tại Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) vinh dự được nhận giải thưởng dành cho ứng dụng bảo hiểm số...

Trốn, chậm đóng BHXH: Doanh nghiệp sẽ hết đường lùi

Doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ phải khắc phục trong thời hạn tối đa 3 ngày kể từ khi bị phát hiện. Nếu...

Đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động  TP.HCM đã đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ lao động khi doanh nghiệp phá...

Những kịch bản trục lợi bảo hiểm từ vụng về đến tinh vi, khó phát hiện

Các doanh nghiệp bảo hiểm cho hay tình trạng trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, với kịch bản đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào hai tình...

Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2025: Ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ

Đây là kỳ họp đầu tiên sau khi Hội đồng Quản lý được kiện toàn với những quyết sách định hướng cho hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội trong năm 2025 và giai đoạn...

Mở rộng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được Quốc hội thông qua cuối năm 2024, sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật sửa đổi lần này mở rộng nhiều quyền lợi thanh toán chi phí khám...

Không bỏ bảo hiểm xe máy vì phí 60.000 đồng, tai nạn bồi thường 150 triệu đồng

Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị cần đánh giá, làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô - xe máy, nhằm tránh...

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng thêm nhiệm vụ mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

Cần giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động và người sử dụng lao động đều mong muốn được giảm đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp xuống dưới 1%.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98