Đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

08/04/2025 13:35
08-04-2025 13:35:09+07:00

Đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động  TP.HCM đã đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ lao động khi doanh nghiệp phá sản, trốn đóng bảo hiểm.

Ngày 8-4, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM tổ chức Hội thảo góp ý cho dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận và góp ý nhiều nội dung mới cho dự thảo Luật Việc làm sửa đổi.

Đáng chú ý, ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP.HCM, cho biết tình trạng nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các chế độ về bảo hiểm vẫn đang diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể để xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.

Ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP.HCM chia sẻ tại hội thảo.

Ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP.HCM chia sẻ tại hội thảo.

“Khi người lao động nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động vì một lý do nào đó, nếu doanh nghiệp nợ bảo hiểm thì họ sẽ không được giải quyết các quyền lợi liên quan như hưởng trợ cấp thất nghiệp hay tham gia các khóa đào tạo nghề theo quy định.

Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp xuyên suốt trong khoảng 10 năm, 15 năm… Tuy nhiên, khi chuyển sang một doanh nghiệp mới đang nợ đóng bảo hiểm trong nhiều năm (có nơi nợ đến ba, bốn năm hoặc hơn) thì người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng” - ông Hiền cho hay.

Do đó, ông Hiền cho rằng dù người lao động đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm, nhưng vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm nên không được xác nhận để hưởng các chế độ đào tạo lại, hỗ trợ nghề nghiệp, dù theo quy định là phải được hỗ trợ sau 12 tháng hoặc 4 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc.

“Chúng ta cần có quy định riêng để xử lý những doanh nghiệp phá sản, gặp khó khăn hoặc cố tình không đóng bảo hiểm, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã đóng bảo hiểm đầy đủ và lâu dài. Không thể để người lao động phải gánh chịu hậu quả chỉ vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm” - ông Hiền nhấn mạnh.

Mặt khác, ông Hiền cho rằng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần bổ sung, hoàn thiện một số quy định nhằm phòng ngừa và giải quyết kịp thời quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong các trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, cố tình chậm hoặc không đóng bảo hiểm thất nghiệp vì lý do khó khăn tài chính.

“Thời gian qua đã có rất nhiều người lao động trở thành nạn nhân của tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp. Hậu quả là họ không được giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc, dù bản thân người lao động không có lỗi.

Tôi đề xuất Ban soạn thảo cần nghiên cứu cơ chế để người lao động được thụ hưởng quyền lợi căn cứ theo thời điểm đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Cụ thể, nếu người lao động đã đóng đến thời điểm nào thì cần tạo điều kiện để họ được hưởng quyền lợi tương ứng tại thời điểm đó, bao gồm cả việc được tham gia đào tạo nghề khi mất việc làm. Không thể để người lao động chịu thiệt thòi vì lỗi thuộc về doanh nghiệp” - ông Hiền phân tích.

Do đó, ông Hiền tiếp tục đề xuất cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm. Đồng thời, ông Hiền kiến nghị nên xem xét sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động trong các trường hợp doanh nghiệp phá sản, đóng cửa, chủ bỏ trốn hoặc không đủ điều kiện để hoàn tất nghĩa vụ bảo hiểm.

Đơn cử như có những người lao động ở độ tuổi 45–50, khi doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, họ không đủ điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp, cũng không dễ tìm được việc làm mới do hạn chế về kỹ năng và độ tuổi.

Với nhóm đối tượng này, có thể xem xét sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp như một nguồn hỗ trợ tạm thời. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và thực hiện khởi kiện doanh nghiệp vi phạm, buộc khắc phục số tiền đã chi trả, nhằm hoàn trả lại cho quỹ.

HẢI NHI

Pháp luật TPHCM

- 12:28 08/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một công ty bảo hiểm bị phát hiện tự ý trừ tiền bồi thường tai nạn xe, trích lập “dự phòng mù”

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) ngày 11/04 công bố kết luận thanh tra hoạt động năm 2023 tại Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp, cho thấy hàng loạt tồn tại...

MIC nhận giải Sao Khuê 2025 cho ứng dụng bảo hiểm số MIC Pro

Ngày 19/4/2025 – Tại Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) vinh dự được nhận giải thưởng dành cho ứng dụng bảo hiểm số...

Trốn, chậm đóng BHXH: Doanh nghiệp sẽ hết đường lùi

Doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ phải khắc phục trong thời hạn tối đa 3 ngày kể từ khi bị phát hiện. Nếu...

Những kịch bản trục lợi bảo hiểm từ vụng về đến tinh vi, khó phát hiện

Các doanh nghiệp bảo hiểm cho hay tình trạng trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, với kịch bản đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào hai tình...

Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2025: Ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ

Đây là kỳ họp đầu tiên sau khi Hội đồng Quản lý được kiện toàn với những quyết sách định hướng cho hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội trong năm 2025 và giai đoạn...

Mở rộng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được Quốc hội thông qua cuối năm 2024, sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật sửa đổi lần này mở rộng nhiều quyền lợi thanh toán chi phí khám...

Không bỏ bảo hiểm xe máy vì phí 60.000 đồng, tai nạn bồi thường 150 triệu đồng

Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị cần đánh giá, làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô - xe máy, nhằm tránh...

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng thêm nhiệm vụ mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

Cần giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động và người sử dụng lao động đều mong muốn được giảm đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp xuống dưới 1%.

Soi “sức khỏe” hai doanh nghiệp vi phạm bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

Điểm chung của hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ này là đều có “tiền sử” lỗ lũy kế hàng trăm tỷ đồng và lãi ròng bùng nổ vào năm 2023.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98