Người Việt chi hơn 360 triệu đô cho trà sữa mỗi năm

17/08/2022 16:53
17-08-2022 16:53:40+07:00

Người Việt chi hơn 360 triệu đô cho trà sữa mỗi năm

Mỗi năm, người dân tại Đông Nam Á chi 3.66 tỷ USD để mua trà sữa và các thức uống tương tự, trong đó thị trường Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực với quy mô 362 triệu USD.

Đây là kết quả nghiên cứu vừa được công bố trong báo cáo “Bubble Tea in Southeast Asia” của Momentum Works và qlub.

Indonesia là thị trường trà sữa lớn nhất trong khu vực, với doanh thu ước tính mỗi năm lên tới 1.6 tỷ USD. Thị trường của Thái Lan đứng thứ hai với quy mô 749 triệu USD và hơn 31,000 cửa hàng trà sữa và các kênh bán lẻ khác.

Trong 6 thị trường chính tại Đông Nam Á, Singapore nổi bật nhất vì đây là nước dân số thấp nhất nhưng lại chi tiêu mạnh nhất. Một ly trà sữa tại Singapore đắt gấp đôi so với các thị trường khác trong khu vực. Do đó, đảo quốc sư tử được xem là một điểm đến lý tưởng cho những thương hiệu cao cấp. Hiện Singapore có hơn 60 thương hiệu trà sữa phù hợp với nhiều khẩu vị khác nhau và có phân khúc giá khác nhau.

Đài Loan và các thương hiệu “nhà làm” từ lâu đã rất nổi tiếng và chi phối thị trường trà sữa to lớn tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, gần đây nhiều thương hiệu Trung Quốc đang dần dần xuất hiện vào khu vực này.

Theo ước tính, thị trường trà sữa ở Trung Quốc có doanh thu hàng năm tới 20 tỷ USD, nhưng đang bão hòa và cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Các thương hiệu phổ biến của Trung Quốc như Mixue, Chagee và HEYTEA đang tiến bước sang các thị trường khác tại Đông Nam Á.

Chẳng hạn, Mixue đã mở rộng sang Việt Nam từ năm 2018, với chiến lược chi phí thấp và giá thấp, và được mệnh danh là “Pinduoduo của ngành trà sữa”. Hiện nay, Mixue có hơn 2,000 cửa hàng tại Trung Quốc và hơn 1,000 cửa hàng tại Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore.

Tại Việt Nam, trà sữa cũng là một thức uống được yêu thích với thị trường lên tới 362 triệu USD. Nổi bật nhất là các thương hiệu như Phúc Long, Tocotoco, Koi, Bobapop, Gong Cha. 

Kinh doanh trà sữa không dễ

“Nhiều bạn trẻ tại Đông Nam Á muốn mở một tiệm trà sữa vào một ngày nào đó”, Sik Hoe Yong, Giám đốc vận hành tại qlub, cho hay.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng chỉ rõ kinh doanh trà sữa không hề dễ dàng. “Mặc dù biên lợi nhuận rất cao (lên tới 60-70%), nhưng các thương hiệu có rất ít sự khác biệt và dễ sao chép sản phẩm. Ngoài ra, chuỗi cung ứng cũng có nhiều thách thức. Đại dịch Covid-19 được xem là một quá trình chọn lọc tự nhiên khi nhiều cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, cơn nghiện trà sữa của người tiêu dùng sẽ không sớm tiêu tan, nhưng họ sẽ chọn thương hiệu yêu thích của họ”, ông Sik Hoe Yong nói.

Jianggan Li, nhà sáng lập và CEO của Momentum Works, nói thêm: “Thị trường trà sữa bị phân mảnh và không như các công ty Internet, sẽ có đủ dư địa cho các tay chơi nhỏ và lớn cùng chung sống và phát triển thịnh vượng. Sự trỗi dậy của những công ty Trung Quốc – vốn rất tốt về khâu làm thương hiệu, chuỗi cung ứng/sản phẩm và quản lý chi phí – sẽ tạo ra thách thức ngày càng lớn cho những thương hiệu địa phương”.

Báo cáo của Momentum Works- qlub chỉ ra một thực tế thảm khốc rằng mặc dù biên lợi nhuận cao, nhưng rất ít cửa hàng trà sữa có lãi. Ngành trà sữa có biên lợi nhuận gộp lên tới 60-70%, nhưng rất ít công ty có thể tạo ra lợi nhuận liên tục trên quy mô lớn. Chẳng hạn, Nayuki – thương hiệu trà đầu tiên niêm yết lên sàn – chứng kiến vốn hóa thị trường lao dốc hơn 70% so với thời điểm lên sàn. Ngoài ra, trong ngành cũng lan truyền một câu nói rằng cứ 10 tiệm trà sữa thì có tới 9 tiệm lỗ.

Với người tiêu dùng, quyết định của họ không chỉ bị tác động bởi giá cả, mà còn là những chọn lựa sản phẩm tại cửa hàng cũng như khả năng tiếp cận dễ dàng với cửa hàng đó.

Vũ Hạo (Theo Momentum)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam thành lập Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên...

Hơn 77.000 tỷ đồng đầu tư Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tới năm 2030

Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch sẽ được dành nguồn lực đầu tư và phát triển hệ thống các khu bến cảng nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng kinh tế...

Một hũ yến giá chỉ 9.000 - 15.000 đồng, có yến thật không?

Tình trạng người người, nhà nhà làm yến sào, cơ sở sản xuất yến cho đối tác gia công tùy tiện khiến tình trạng hàng giả, hàng dỏm tràn lan

Bộ Công an yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ dự án điện mặt trời tại Quảng Bình

Ngày 12/4, nguồn tin của phóng viên cho biết, UBND tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án điện mặt trời...

Bộ Công Thương có chỉ đạo 'nóng' gửi doanh nghiệp sau chính sách thuế của Mỹ

Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp hội viên mở rộng, đa dạng hoá nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng...

Đối ngoại ngày càng trở thành trụ cột quan trọng trong phát triển của TPHCM

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiến tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2-9 và 80 năm Ngày thành lập...

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành khung giá phát điện cho các loại hình nguồn điện

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương ban hành khung giá phát điện phù hợp, hiệu quả cho các loại hình nguồn điện, để các nhà đầu tư có cơ...

Bình Dương: Hơn 18 ngàn tỷ đồng đơn hàng xuất khẩu bị hủy chỉ trong 4 ngày do đòn thuế của Mỹ

Từ ngày 5 đến 8/4/2025, Bình Dương đã ghi nhận 44 tờ khai xuất khẩu trị giá hơn 708 triệu USD bị hủy (tương đương hơn 18,000 tỷ đồng), 273 đơn hàng bị khách hàng Mỹ...

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho 90 ngày tạm hoãn thuế?

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đa kịch bản để sẵn sàng cho những tình huống phức tạp nhất, tránh bị động. 

Cựu TGĐ Công ty Chè Việt Nam sai phạm quản lý 'đất vàng', thiệt hại hơn 38 tỷ

Trong vụ án này, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam Nguyễn Thiện Toàn bị xác định là chủ mưu, đã có hành vi sai phạm, gây thiệt hại hơn 38 tỷ đồng.


Hotline: 0908 16 98 98