“Quý 3 sẽ là thời gian khó khăn nhất của ngành thép Trung Quốc”

02/08/2022 10:26
02-08-2022 10:26:15+07:00

“Quý 3 sẽ là thời gian khó khăn nhất của ngành thép Trung Quốc”

Ngành thép của Trung Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới đầy bấp bênh khi cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng kéo giảm nhu cầu và mô hình tăng trưởng với lực kéo từ ngành xây dựng của Bắc Kinh ngày càng trở nên khó khả thi.

Gần 1/3 nhà máy thép của Trung Quốc có thể phá sản trong một đợt suy giảm có thể kéo dài tới 5 năm, Li Ganpo, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của Tập đoàn thép Hebei Jingye, cảnh báo tại một cuộc họp công ty vào tháng 6/2022. “Toàn bộ lĩnh vực này đang thua lỗ và tôi không thể thấy bước ngoặt nào vào lúc này”, ông nói.

Cuộc khủng hoảng bất động sản đã bùng phát mạnh trong năm nay, nhấn chìm từ các đại gia địa ốc cho tới các ngân hàng và buộc Bắc Kinh phải hạ tham vọng tăng trưởng. Các nhà máy thép tại Trung Quốc – vốn sản xuất hơn một tỷ tấn thép vào năm 2021 – chiếm khoảng một nửa sản lượng toàn cầu. Họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm thị trường bất động sản và điều này cũng ảnh hưởng đến giá quặng sắt và các nhà khai thác từ Australia đến Brazil.

Qua hơn 1 năm đau đầu về bất động sản, triển vọng chỉ mỗi ngày mỗi tệ hơn giữa lúc Chính phủ cố gắng đưa ra các gói cứu trợ lớn và áp dụng các quy định nghiêm ngặt về nợ. Trong tháng 7, chỉ số nhà quản lý thu mua (PMI) của ngành thép đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 và Goldman Sachs Group dự báo nhu cầu giảm 5% trong năm nay. Lĩnh vực bất động sản chiếm ít nhất 1/3 nhu cầu thép của Trung Quốc.

Ngoài cuộc khủng hoảng hiện tại, ngành kim loại này còn va phải những thách thức khó nhằn khi mô hình tăng trưởng mà nền kinh tế Trung Quốc duy trì trong nhiều thập kỷ qua đang có dấu hiệu căng thẳng. Chủ tịch Tập Cận Bình có vẻ không sẵn lòng đưa ra các gói chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và kích thích tài khóa với cường độ như thời hậu khủng hoảng tài chính năm 2008 và suy thoái thị trường bất động sản năm 2015-2016.

“Lần này thực sự khác”, Leland Miller, Giám đốc điều hành của China Beige Book International và là người giám sát ngành thép, cho biết. “Với việc bất động sản đã không còn là động lực tăng trưởng ưu việt, các mặt hàng chủ chốt như thép không còn được hưởng lợi từ khả năng tiếp cận tín dụng bất tận.”

Trong ngắn hạn, trở ngại lớn đối với thép là lượng lớn các bất động sản bị đình trệ tiến độ, như được thể hiện qua làn sóng tẩy chay các khoản thế chấp gần đây. Giá thép xây dựng cũng lao dốc, trong đó thép cây giảm xuống mức đáy 2 năm trong tuần trước. Điều này diễn ra ngay cả khi sản lượng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015.

Gian truân phía trước

“Nhu cầu đang trượt dốc”, Xiao Zunhu, Chủ tịch của doanh nghiệp thép quốc doanh Hunan Valin Steel, nói với một cuộc họp ngành ở Bắc Kinh vào tuần trước.

“Thị trường sẽ vẫn phức tạp và khó khăn trong 6 tháng cuối năm và các biện pháp kích thích cần thời gian để có hiệu lực”, Chen Shaohui, Phó Chủ tịch Jiangsu Shagang Group, cho biết.

Các nhà sản xuất thép có dư địa hạn chế về việc cắt giảm sản lượng. Các chính quyền địa phương đang gây áp lực để buộc các nhà máy duy trì hoạt động. Mục tiêu là nhằm ngăn chặn sự yếu kém về dữ liệu kinh tế, theo giám đốc điều hành của 4 nhà sản xuất.

Các nhà máy thép từng được coi là bên thắng lớn trong quá trình tăng kinh tế của Trung Quốc, với một số nhà máy đang phát triển từ các xưởng đúc nông thôn thành các tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la. Mặc dù hoạt động bất động sản có thể ngừng giảm vào một thời điểm nào đó, nhưng cơ hội xảy ra một cú bùng nổ như vài thập kỷ qua dường như rất thấp.

“Quý 3 sẽ là thời điểm khó khăn nhất đối với ngành,” Zhu Guosen, Phó Giám đốc viện nghiên cứu công nghệ của Tập đoàn Shougang, cho biết tại cuộc họp ở Bắc Kinh. “Chúng ta nên từ bỏ mọi ảo tưởng về thị trường và tập trung vào những gì chúng ta có thể tự làm.”

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU áp thuế CBPG sơ bộ 0%-12.1% với thép HRC Việt Nam, Hoà Phát chịu thuế 0%

Ngày 07/04/2025, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu...

Nóng: Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% đối với tôn mạ Việt Nam

Hầu hết các doanh nghiệp thép mạ lớn của Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá 49.42% từ Mỹ, riêng Hoa Sen (HOSE: HSG) chịu thuế 59% và Tôn Đông Á (UPCoM: GDA)...

Việt Nam áp thuế CBPG tạm thời 15%-37% với tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Ngày 01/04, Bộ Công Thương Việt Nam ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trump có thể áp thuế 25% với đồng trong vài tuần tới

Thông tin từ những nguồn tin thân cận, chỉ vài tuần nữa, Mỹ có thể áp đặt thuế nhập khẩu đồng - sớm hơn nhiều so với thời hạn ban đầu. Giá đồng tại thị trường New...

Thép Việt đang thâm nhập vào thị trường Mỹ

Trong bối cảnh thị trường thép thanh tại ASEAN đang trầm lắng, các lô hàng thép thanh của Việt Nam đang vượt đại dương sang thị trường Mỹ đầy tiềm năng, theo ghi...

EU áp thuế chống bán phá giá 12.1% với thép Việt, riêng Hòa Phát được miễn thuế

Hòa Phát là doanh nghiệp thép Việt duy nhất không bị EU áp thuế chống bán phá giá.

Thế giới dựng “khiên chắn” với thép Trung Quốc

Làn sóng bảo hộ ngành thép đang lan rộng khắp toàn cầu khi hàng trăm triệu tấn thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới.

Giá HRC Mỹ tăng vọt, có nơi bán 1,000 USD/tấn

Mặc dù thuế thép mới của Tổng thống Trump sẽ chỉ bắt đầu sau hai tuần nữa, nhưng tác động đã xuất hiện trên thị trường. 

Thép mạ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, doanh nghiệp trong nước kiến nghị khẩn

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết sản xuất thép trong nước đang chịu ảnh hưởng tiêu cực khi thép mạ Trung Quốc đang được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Giá thép tại Mỹ tăng 15% trong 2 tuần vì thuế quan của Trump

Chỉ trong vòng hai tuần, giá thép tại Mỹ đã tăng vọt hơn 15% - một diễn biến khiến các nhà sản xuất nhỏ như Glen Calder ở Nam Carolina phải đối mặt với áp lực chi...

Giá vàng và hàng hóa


Hotline: 0908 16 98 98