Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tác động thế nào tới nền kinh tế

26/09/2022 08:55
26-09-2022 08:55:56+07:00

Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tác động thế nào tới nền kinh tế

Theo các chuyên gia, cung tiền trong nền kinh tế, lãi suất tiền gửi - cho vay và tỷ giá hối đoái là những chỉ tiêu vĩ mô chịu tác động từ việc tăng lãi suất điều hành của NHNN.

Không lâu sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm %, đưa mặt bằng lãi suất điều hành tại nền kinh tế số một thế giới lên mức 3,25%/năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã điều chỉnh một loạt biểu lãi suất điều hành.

Các mức lãi suất điều hành tăng đợt này gồm lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn (tăng 0,3 điểm %); lãi suất tiền gửi 1 đến dưới 6 tháng, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng qua đêm và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với tổ chức tín dụng (cùng tăng 1 điểm %).

Đây là lần điều chỉnh lãi suất đầu tiên của NHNN trong vòng 2 năm trở lại đây và là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2016.

Những dự báo vĩ mô chịu tác động

Tại báo cáo đánh giá về tác động của việc tăng lãi suất với các dự báo vĩ mô, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận Vĩ mô và Chiến lược thị trường Công ty Chứng khoán VNDirect, cho biết việc NHNN tăng mạnh lãi suất điều hành sẽ tác động tới các chỉ số như “room” tín dụng (ảnh hưởng tới cung tiền); mặt bằng lãi suất tiền gửi - cho vay; tỷ giá hối đoái và các chính sách hỗ trợ lãi suất phục hồi kinh tế.

Cụ thể, với việc tăng mạnh lãi suất điều hành ông Hinh cho rằng NHNN sẽ ít có khả năng nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong năm nay. Trong đợt cấp thêm hạn mức tín dụng cho 18 ngân hàng thương mại (chiếm khoảng 80% tín dụng hệ thống) đầu tháng 9 vừa qua, ước tính nền kinh tế sẽ được bổ sung khoảng 279.000 tỷ đồng vốn tín dụng trong 4 tháng cuối năm, tương đương với tăng trưởng tín dụng thêm khoảng 2,7%.

Với hạn mức tín dụng mới, VNDirect cho biết tổng tăng trưởng tín dụng của nhóm ngân hàng này sẽ đạt khoảng 13% vào cuối năm, tiệm cận mục tiêu 14% của NHNN.

ngân hàng nhà nước, lãi suất điều hành, tăng lãi suất ảnh 1

Các ngân hàng khó có khả năng được nới "room" tín dụng sau quyết định tăng lãi suất của NHNN. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Hinh cho rằng NHNN đang ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, đồng thời duy trì lãi suất cho vay thấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó, các ngân hàng thương mại sẽ ít có khả năng được nới thêm “room” tín dụng. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới cung tiền của nền kinh tế, từ đó tác động tới tăng trưởng kinh tế.

Về mặt bằng lãi suất, Trưởng bộ phận Vĩ mô và Chiến lược thị trường VNDirect cho rằng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nay.

Với tỷ giá, ông Hinh cho rằng thị trường này vẫn chịu áp lực trong những tháng cuối năm nay khi đồng USD mạnh hơn theo lộ trình tăng lãi suất của Fed. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố hỗ trợ, bao gồm dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện (dự báo đạt khoảng 8,9 tỷ USD trong năm), thặng dư cán cân thanh toán, Dự trữ ngoại hối đạt ngưỡng an toàn (tương đương 3,3 tháng nhập khẩu).

Tuy vậy, việc Fed dự kiến tăng lãi suất điều hành lên mức 4,25-4,5% vào cuối năm 2022 sẽ khiến đồng USD mạnh hơn gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất trong nước.

Các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Vietcombank - VCBS - cho biết trong bối cảnh lạm phát tăng cao trên toàn cầu, hầu hết ngân hàng trung ương đã thực hiện tăng lãi suất với kỳ vọng kiểm soát lạm phát và NHNN cũng không nằm ngoài xu hướng này.

NHNN tăng lãi suất là để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn trong điều hành so với mặt bằng chung xu hướng của nhiều quốc gia lớn trên thế giới.

Chứng khoán VCBS

VCBS đánh giá trong giai đoạn này ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khi các yếu tố bất định gia tăng.

Tuy nhiên, các chuyên gia tại đây cho rằng tốc độ tăng lãi suất nhanh chóng có thể gây ra một cú sốc tăng trưởng, làm tăng nguy cơ suy thoái.

Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn ghi nhận thách thức ổn định vĩ mô, áp lực tỷ giá chưa thể sớm hạ nhiệt, lạm phát kỳ vọng ở mức cao trong dài hạn khiến nhà điều hành tiếp tục có động thái thận trọng.

Về lãi suất, VCBS cũng dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng 1,5-2 điểm % trong cả năm nay, lãi suất liên ngân hàng nhìn chung sẽ cao hơn đáng kể các năm trước và duy trì trên ngưỡng 4%/năm.

Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết việc Fed tăng lãi suất là điều mà cả thị trường đều biết trước, nhưng khi quyết định được đưa ra vẫn gây tác động lớn tới nhiều nền kinh tế. Với NHNN, vấn đề lớn nhất được đặt ra là điều hành tỷ giá hối đoái trong bối cảnh này.

Ông Nghĩa cho biết khi Fed tăng lãi suất, áp lực lên tỷ giá USD/VNĐ rất lớn. Nếu NHNN không tăng lãi suất, đồng nghĩa với việc Đồng Việt Nam phải giảm giá trị.

Trong bối cảnh Fed dự báo còn nhiều đợt tăng lãi suất, việc Đồng Việt Nam giảm giá sâu có thể tạo áp lực lên cán cân thương mại, dịch chuyển dòng vốn đầu tư và lạm phát.

“Đây là điều khiến NHNN rất thận trọng trong việc tăng/giảm cung tiền thông qua room tín dụng”, TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Tương tự, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá việc NHNN tăng lãi suất sau động thái của Fed là một điều hành phù hợp và kịp thời để ứng phó với biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Ông cho biết NHNN tăng một loạt lãi suất điều hành cũng đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý đã phát đi tín hiệu chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ không còn nới lỏng để kích thích tăng trưởng kinh tế nữa, mà phải tập trung để ổn định kinh tế vĩ mô. “NHNN vẫn phải đặt ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu. Coi đó là nền tảng để phát triển kinh tế ổn định và vững chắc”, ông nói.

TS Ánh cho biết thêm cơ hội để giảm lãi suất huy động, cho vay đã qua, hiện tại, Việt Nam cần có một chính sách lãi suất phù hợp, có thể tăng nhưng ở mức vừa phải, gắn với việc điều hành tỷ giá hối đoái để đồng nội tệ không mất giá quá cao.

TS Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cũng cho biết thời gian qua thị trường đã ghi nhận lãi suất huy động tăng trên thị trường 1 (ngân hàng với cư dân), đặc biệt là lãi suất huy động dài hạn. Việc NHNN tăng lãi suất điều hành sẽ khiến lãi suất huy động tăng thêm, tuy nhiên, lãi suất cho vay có độ trễ và mức tăng sẽ thấp hơn nhiều.

“Áp lực với lãi suất là chắc chắn, rồi vấn đề lạm phát, tỷ giá hối đoái, dịch chuyển dòng vốn, chính sách của các nước lớn… đây đều là những áp lực Việt Nam phải đối mặt”, ông Thành nói.

Vị chuyên gia cho rằng hiện có nhiều quốc gia chấp nhận đánh đổi, hy sinh tăng trưởng kinh tế để kéo lạm phát xuống. Tại Việt Nam, cơ quan quản lý vẫn đang làm tốt cả hai mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô.

“Chúng ta có thể chưa hài lòng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, nhưng thực tế không nhiều quốc gia trên thế giới có được mức tăng trưởng này. Trong khi các chỉ tiêu vĩ mô vẫn được kiểm soát ở mức ổn”, TS Võ Trí Thành chia sẻ.

Quang Thắng

ZING





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt...

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Công ty tài chính đua nhau báo lỗ, thị trường tài chính tiêu dùng còn cửa sáng?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo, trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá.

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98