Thấy gì từ cuộc ''di cư'' của giới tài phiệt Trung Quốc?

14/09/2022 10:02
14-09-2022 10:02:00+07:00

Thấy gì từ cuộc ''di cư'' của giới tài phiệt Trung Quốc?

Các doanh nhân giàu có và quyền lực ở Trung Quốc đang ngày càng “khó thở” khi nước này đang siết chặt những quy định.

Một loạt các doanh nhân giàu có và quyền lực ở Trung Quốc, những người từng được công chúng thần tượng, chính phủ nể trọng và các nhà đầu tư nước ngoài săn đón. Họ là những người đã giúp xây dựng nền kinh tế Trung Quốc thành một cường quốc và cùng với đó trở thành bộ mặt toàn cầu của doanh nghiệp Trung Quốc trong thời đại tự do hơn, tích lũy tài sản hàng tỷ đô la, mua biệt thự ở nước ngoài và tham gia vào các cuộc tụ họp quốc tế của giới tinh hoa.

Cặp vợ chồng Pan Shiyi và Zhang Xin thành lập công ty phát triển bất động sản Hongshi, nay là Soho China, vào năm 1995.

Nhưng giờ đây, các nhà tài phiệt này lại đang trở thành những kẻ đứng ngoài cuộc trong một nền kinh tế Trung Quốc ưu tiên chính trị và an ninh quốc gia hơn là sự tăng trưởng. Và khi Bắc Kinh đàn áp hoạt động kinh doanh, họ đang phải “im thin thít và lặn mất tăm”, hoặc rời bỏ công ty hoặc di cư khỏi đất nước.

Từ cuộc di cư của Soho China

Trong lần di cư mới nhất, hai doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc là Pan Shiyi và Zhang Xin đã lần lượt từ chức chủ tịch và CEO của đế chế bất động sản Soho China trong tuần này. Cả hai đều đã chuyển đến Mỹ từ rất sớm trong trận đại dịch vừa qua và cố gắng quản lý công việc kinh doanh của mình bằng những cuộc gọi về Trung Quốc vào đêm khuya.

Tổ hợp văn phòng, thương mại & giải trí - Galaxy SOHO tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đó là một năm khó khăn cho công ty của họ. Một thỏa thuận bán cổ phần kiểm soát cho Tập đoàn Blackstone ở New York đã thất bại khi các nhà quản lý không chấp thuận nó. Cổ phiếu của Soho China đã mất hơn một nửa giá trị trong năm qua.

Thực tế, hai vợ chồng Pan Shiyi và Zhang Xin được coi là những nhân chứng lịch sử cho một sự “thay da đổi thịt” của nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập và phát triển của những năm qua.

Pan Shiyi sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Cam Túc, trong khi Zhang Xin cũng trải qua những vất vả trong một xưởng may ở Hồng Kông thời niên thiếu. Họ bắt đầu kinh doanh bất động sản trên đảo Hải Nam ở cực nam Trung Quốc, một nơi có sự bùng nổ và phá sản chóng mặt về giá căn hộ. Sau đó, họ nhanh chóng tập trung vào các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, Bắc Kinh và Thượng Hải, nơi họ xây dựng các khu phức hợp bán lẻ và căn hộ cao cấp ở một số khu phố đắt đỏ nhất.

Trong một phần tư thế kỷ qua, Pan và Zhang đã thu được lợi nhuận từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Trung Quốc. Khi họ thành lập Soho China vào năm 1995, đất nước này có 352 triệu cư dân thành phố, và con số đã tăng hơn gấp đôi vào năm ngoái. Đối với nhiều người Trung Quốc, nhà ở trở thành khoản đầu tư quan trọng nhất của họ, chiếm 2/3 tài sản hộ gia đình.

Tuy nhiên, những rắc rối của Soho China ngày càng tích tụ. Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiềm chế bong bóng nhà đất, cùng với việc các thành phố Trung Quốc thường xuyên đóng cửa như một phần trong cách tiếp cận nghiêm ngặt của nước này đối với đại dịch, đã khiến toàn bộ thị trường bất động sản lao đao, và cả vận may của Soho China cũng trở nên cạn kiệt.

Công ty đã tiết lộ ba tuần trước rằng, công suất trung bình tại các bất động sản đầu tư của họ ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã giảm xuống 80% vào ngày 30 tháng 6. Và giờ đây, cả hai vợ chồng Pan và Zhang đã bị buộc từ chức.

Đến cuộc ra đi của các nhà tài phiệt lớn

Các chuyên gia phân tích cho rằng, từ việc từ chức của cặp vợ chồng Pan Shiyi và Zhang Xin cho thấy việc Bắc Kinh đang quay lưng lại với chủ nghĩa tư bản tự do mà Đặng Tiểu Bình và cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ đã đi tiên phong. Họ đã dẫn dắt Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hướng tới vai trò là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Jack Ma một trong những nhà tài phiệt lớn nhất Trung Quốc bị thất sủng.

Đã có thời điểm, các doanh nhân giàu có của Trung Quốc có thể hoạt động theo ý muốn, miễn là họ không vượt qua những “lằn ranh đỏ” mà giới chính trị đã vạch ra. Nhưng giờ đây, tất cả những điều đó đã thay đổi. Họ không còn là những ngôi sao như vậy nữa.

Jack Ma, người đồng sáng lập Alibaba, người đã dẫn dắt Alibaba thống trị trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc, đã buộc phải từ bỏ những công việc hàng đầu tại công ty. Trong khi Colin Huang, người sáng lập Pinduoduo, đối thủ của Alibaba, cũng đã từ chức chủ tịch vào đầu năm ngoái, chưa đầy một năm sau khi ông từ chức CEO.

Một năm trước, Zhang Yiming, người sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok, cũng từ chức vị trí CEO với một lý do khá khiên cưỡng “tập trung vào các chiến lược dài hạn”. Và gần đây, Zhou Hang, một doanh nhân công nghệ nổi tiếng và nhà đầu tư mạo hiểm, cũng rời thành phố Thượng Hải để đến Vancouver, nơi ông đã đưa ra lời tố cáo mạnh mẽ về các chính sách hiện hành của Trung Quốc.

Tất cả đã cho thấy, các nhà tài phiệt Trung Quốc đã phải chịu áp lực khi ông Tập theo đuổi chiến dịch “thịnh vượng chung” để các doanh nghiệp và tài phiệt chia sẻ nhiều tài sản hơn để giảm bớt bất bình đẳng. Ông Tập cũng đã khẳng định quyền kiểm soát của chính quyền Bắc Kinh đối với khu vực tư nhân, đòi hỏi sự trung thành chính trị từ các công ty và doanh nhân.

Drew Thompson, một học giả nghiên cứu thỉnh giảng tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, đã nhận định: “Đây là một phần trong quá trình phát triển của Trung Quốc, các doanh nhân tư nhân, những người giàu có, nổi tiếng, sẽ ngày càng không phù hợp với chính sách “thịnh vượng chung” và định hướng mà Trung Quốc đang thực hiện”.

Nguyễn Chuẩn

Diễn Đàn Doanh Nghiệp





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98