Phí CDS của Credit Suisse tăng thêm 100 điểm cơ bản lên kỷ lục mới

04/10/2022 11:00
04-10-2022 11:00:58+07:00

Phí CDS của Credit Suisse tăng thêm 100 điểm cơ bản lên kỷ lục mới

Khoản phí mua hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) của Credit Suisse tăng lên mức kỷ lục trong ngày 03/10, khi ngân hàng Thụy Sỹ này thất bại trong nỗ lực xoa dịu thị trường.

Hiện các trader và nhà đầu tư đang gấp rút bán cổ phiếu, trái phiếu của Credit Suisse, đồng thời chuyển sang mua CDS – một công cụ phòng vệ rủi ro tài chính nếu công ty cơ sở bị vỡ nợ. Điều này đẩy khoản phí CDS của Credit Suisse lên cao hơn.

* Chuyện gì đang diễn ra ở Credit Suisse?

Khoản phí CDS kỳ hạn 5 năm của ngân hàng Thụy Sỹ này tăng thêm hơn 100 điểm cơ bản trong ngày 03/10, với một số trader yết giá lên tới 350 điểm cơ bản (3.5%), theo nguồn tin từ Financial Times. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Credit Suisse giảm xuống dưới 3.6 SFr/cp (3.63 USD/cp), mức thấp nhất trong lịch sử.

Diễn biến thậm chí còn kịch tính hơn ở các hợp đồng CDS kỳ hạn ngắn hơn của Credit Suisse. Thậm chí, có bên niêm yết khoản phí hợp đồng CDS kỳ hạn 1 năm ở mức 550 điểm cơ bản.

Điều này có nghĩa đường cong CDS của Credit Suisse đã bị đảo ngược trong ngày 03/10. Đây là một hiện tượng xảy ra khi nhà đầu tư vội vã mua hợp đồng phòng vệ rủi ro vỡ nợ trong ngắn hạn.

Cuối tuần trước, các giám đốc cấp cao tại Credit Suisse đã lên tiếng trấn an các khách hàng, đối tác và nhà đầu tư về thanh khoản và vị thế vốn của họ.

Nhà băng này cũng đáp lại nỗi lo về CDS và những lời đồn trên mạng xã hội về tình hình tài chính của Credit Suisse.

Trong một lưu ý đưa ra vào ngày 02/10, Credit Suisse cho biết: “Một điểm đáng ngại với nhiều bên liên quan với Credit Suisse vẫn là tình hình vốn và tài chính. Credit Suisse có vị thế vốn, thanh khoản và bảng cân đối kế toán mạnh. Diễn biến giá cổ phiếu không làm thay đổi sự thật đó”.

Một số nhà đầu tư cho rằng những diễn biến cực độ trên thị trường phản ánh sự hỗn loạn trong hoạt động giao dịch hơn là nỗi lo về nền tảng của Credit Suisse. Một nhà quản lý quỹ đầu cơ thậm chí còn so sánh việc mua CDS kỳ hạn 1 năm của Credit Suisse giống với “mua vé số”.

Tuy nhiên, chuyên viên phân tích Kian Abouhossein tại JPMorgan cho biết tình hình tài chính của Credit Suisse vẫn “lành mạnh” tại cuối quý 2/2022, với tỷ lệ vốn cấp 1 là 13.5% và tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR) là 191%.

“Credit Suisse trước đó thể hiện ý định duy trì tỷ lệ vốn cấp 1 trong phạm vi 13-14%, do với tỷ lệ cuối quý 2/2022 vẫn phù hợp. Tỷ lệ LCR cũng cao hơn yêu cầu”, ông cho biết.

Andrew Coombs, Chuyên viên phân tích tại Citigroup, nói thêm rằng tỷ lệ an toàn vốn của Credit Suisse vẫn cao so với các ngân hàng đồng cấp khác.

ĐẶt lên bàn cân so sánh, tỷ lệ vốn cấp 1 của UBS tại cuối quý 2 là 14.2%, còn của Deutsche Bank là 13%.

Tại Credit Suisse, CEO Ulrich Körner và Chủ tịch Axel Lehmann cam kết sẽ đưa ra kế hoạch cải tổ và giảm bớt quy mô mảng ngân hàng đầu tư vào ngày 27/10. Kế hoạch này được dự báo sẽ có chương trình cắt giảm chi phí 1.5 tỷ USD, bao gồm cả việc sa thải bớt nhân sự.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ai đang bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ?

Một hiện tượng kỳ lạ đang diễn ra trên thị trường tài chính toàn cầu. Thay vì tìm đến trái phiếu Kho bạc Mỹ như nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm bất ổn, nhà đầu...

Berkshire huy động 626 triệu USD qua trái phiếu yên giữa sóng gió thị trường

Động thái tỷ phú Buffet diễn ra trong bối cảnh thị trường đầy biến động và các khoản đầu tư vào các công ty thương mại Nhật Bản đang được đẩy mạnh.

Giới đầu tư đang rời bỏ nước Mỹ?

Trong ngày 11/04, Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Minneapolis, cảnh báo những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư có thể đang rời khỏi...

“Ảo ảnh thanh khoản” trên thị trường ngoại hối toàn cầu: Nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hệ thống tài chính

Những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường tiền tệ đang bày tỏ lo ngại về tình trạng phân mảnh và sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của thị trường tài...

Trái phiếu Mỹ bị bán tháo, lợi suất có tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 thập kỷ

Làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt...

Vì sao Trung Quốc khó phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ?

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, một câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Trung Quốc có sử dụng "vũ khí tiền tệ" để đối phó với các biện pháp thuế quan...

Trái phiếu Chính phủ Mỹ đột nhiên giao dịch như tài sản rủi ro, chuyện gì đang xảy ra?

Tài sản được mệnh danh là "phi rủi ro" đang có những dấu hiệu rạn nứt đáng lo ngại.

Đồng Nhân dân tệ giảm giá 6 ngày liên tiếp giữa cuộc chiến với Mỹ

Trung Quốc đang để đồng Nhân dân tệ suy yếu so với hầu hết đồng tiền lớn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng căng...

Đồng Nhân dân tệ xuống gần đáy 17 năm

Trong ngày 09/04, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc tiếp tục trượt dốc, áp sát mức đáy 17 năm so với đồng USD. Diễn biến này đe dọa đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo...

Các nhà đầu tư ETF sử dụng đòn bẩy mất kỷ lục 25 tỷ USD

Các nhà đầu tư đã mất 25.7 tỷ USD trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) có đòn bẩy vào cuối tuần trước, đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất từ trước đến nay của các quỹ rủi...


Hotline: 0908 16 98 98