Vì sao Credit Suisse khó tạo ra “khoảnh khắc Lehman Brothers”?

04/10/2022 12:00
04-10-2022 12:00:00+07:00

Vì sao Credit Suisse khó tạo ra “khoảnh khắc Lehman Brothers”?

Mối quan ngại về tình hình tài chính của Credit Suisse vào cuối tuần trước bất chợt gợi lại nỗi ám ảnh về vụ sụp đổ của Lehman Brothers hồi năm 2008.

Những tin đồn hiện tại xoay quanh tình hình vốn và thanh khoản của Credit Suisse, nhất là sau khi khoản phí với hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) của Credit Suisse tăng lên đỉnh hơn 20 năm. Trên thị trường chứng khoán, nỗi lo này đã kéo cổ phiếu Credit Suisse giảm 60% so với đầu năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Credit Suisse khó mà sụp đổ, ngay cả khi khoản phí với CDS của Credit Suisse tăng vọt trong ngày 03/10. Bất chấp những suy đoán về khoảnh khắc Lehman Brothers, hầu hết chuyên gia trên Phố Wall đã bác bỏ khả năng xảy ra một cuộc “Đại Suy thoái” thứ hai.

“Thế giới hiện nay rất khác với năm 2008. Tại thời điểm đó, đột ngột xuất hiện hàng loạt khoản lỗ trên diện rộng trong toàn bộ hệ thống tài chính”, James Angel, Giảng viên Tài chính tại Trường kinh doanh McDonough của Georgetown University, cho hay.

Mặc dù hiện tại cũng nhiều người “đau đớn chốt lỗ” trên thị trường vì nỗi lo suy thoái, “nhưng hiện tại chưa có rủi ro lan truyền (systemic issue) lớn và ảnh hưởng tới mọi bên như hồi năm 2008”, ông nói thêm.

Hơn nữa, các ngân hàng cũng bị giám sát chặt chẽ hơn nhiều so với giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, với nhiều đợt kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt để đáp ứng yêu cầu vốn. Dù vậy, khoản phí với CDS của Credit Suisse đang tăng vọt vì thị trường đang mang tâm lý bi quan và tin rằng nếu có một ngân hàng gặp nguy cơ về vốn, sẽ có ngân hàng thứ hai, thứ ba cũng bị thế.

Mohamed El-Erian, Cố vấn kinh tế tại Allianz và từng là CEO của gã khổng lồ trái phiếu Pimco

Đồng quan điểm, Mohamed El-Erian, Cố vấn kinh tế tại Allianz và từng là CEO của gã khổng lồ trái phiếu Pimco, cũng cho rằng Credit Suisse khó tạo ra “khoảnh khắc Lehman”.

“Tôi không nghĩ đây là khoảnh khắc Lehman – nếu khoảnh khắc này được định nghĩa bởi rủi ro đối tác tràn lan trong hệ thống tài chính. Nếu bạn lo ngại về rủi ro lan truyền, hãy xem xét các tổ chức phi ngân hàng”.

Credit Suisse hiện vẫn “mắc kẹt trong vòng xoáy khủng hoảng”. Trong đó, thông tin xấu sẽ càng đẩy khoản phí CDS lên cao hơn và giá cổ phiếu lao dốc, bất chấp các nỗ lực xoa dịu thị trường của ban quản lý Credit Suisse, Adam Crisafulli, nhà sáng lập Vital Knowledge, cho hay. “Nhà đầu tư không nên vội vã mua cổ phiếu Credit Suisse. Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ sẽ xảy ra ‘khoảnh khắc Lehman’ trong thời gian tới”.

Theo các chuyên gia, kịch bản tồi tệ nhất sẽ là nhà băng này nộp đơn phá sản theo Chương 11. Sự kiện này sẽ gây tác động lan truyền tới phần còn lại của hệ thống tài chính, khi rủi ro đối tác tăng mạnh.

Tuy nhiên, trước đó, Credit Suisse phải đi tới giai đoạn không thể tài trợ cho phần tài sản của họ. Với kịch bản này, câu hỏi lớn đặt ra là các nhà quản lý sẽ ứng phó ra sao, Angel cho hay. Công ty này có thể bị đẩy vào thế phải thực hiện tái cấp vốn bằng cách huy động tiền thông qua phát hành hoặc vay nợ thông qua cơ chế cho vay tái chiết khấu của NHTW.

Trong quá khứ, các tổ chức đang kiệt quệ tài chính đã ra sức cải thiện vốn bằng cách bán tài sản hoặc thực hiện một thỏa thuận hoặc sáp nhập với định chế khác. Giải pháp cuối cùng sẽ là Chính phủ bơm tiền. Năm 2008, NHTW Thụy Sỹ đã tung gói tài trợ khẩn cấp để giải cứu UBS.

Dù vậy, Angel cho biết “khoảnh khắc Lehman” khó mà xảy ra vì dường như đây là những vấn đề của riêng Credit Suisse. Trong vài năm gần đây, ngân hàng lớn thứ hai tại Thụy Sỹ liên tục vướng vào các bê bối và giờ phải trả giá cho những sai lầm đó.

Các chuyên viên phân tích tại KBW cho rằng tình hình hiện tại của Credit Suisse giống với rủi ro thanh khoản đã xảy ra với Deutsche Bank hồi năm 2016. Tại thời điểm đó, Deutsche Bank đang bị cơ quan liên bang điều tra các vấn đề liên quan tới chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp (MBS). Khoản phí với CDS của Deutsche Bank cũng tăng vọt, nhà băng này bị hạ bậc tín nhiệm và một số khách hàng ngừng làm ăn với Deutsche Bank. Và rồi áp lực cũng giảm bớt khi Deutsche Bank phải trả khoản phí dàn xếp thấp hơn dự báo và huy động thêm gần 8 tỷ USD.

Trong thông báo gửi nhân viên vào cuối tuần trước, CEO Ulrich Körner cho biết Credit Suisse đang ở “khoảnh khắc quan trọng” trong quá trình tái cấu trúc. Đồng thời, ông kêu gọi nhân viên đừng nhầm lẫn giữa diễn biến giá cổ phiếu hàng ngày với tình hình vốn và thanh khoản của ngân hàng.

Với ông El-Erian, những gì xảy ra với Credit Suisse cũng như sự hỗn loạn trên thị trường Anh cho thấy “giới đầu tư không những lo ngại về những thứ họ đã biết – các điều kiện tài chính thắt chặt, sai lầm của các NHTW, sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu – mà còn e dè sự vận hành của thị trường sau nhiều năm lãi suất thấp”.

Vũ Hạo (Theo Forbes)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98