DCL phải bồi thường hơn 58 tỷ đồng trong vụ sản xuất thuốc Oseltamivir

28/11/2022 09:40
28-11-2022 09:40:35+07:00

DCL phải bồi thường hơn 58 tỷ đồng trong vụ sản xuất thuốc Oseltamivir

Theo công bố từ CTCP Dược phẩm Cửu Long (HOSE: DCL), Tòa án nhân dân TP Hà Nội ngày 24/11/2022 đã tuyên án sơ thẩm đối với vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ xảy ra tại Bộ Y tế, DCL và các đơn vị liên quan".

DCL phải bồi thường hơn 58 tỷ đồng

Theo đó, Tòa án tuyên phạt bị cáo Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, 30 tháng tù (hưởng án treo); bị cáo Dương Huy Liệu, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế 24 tháng tù (hưởng án treo); Phạm Thị Minh Nga (nguyên chuyên viên Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế, cựu Kế toán trưởng Ban quản lý thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch cúm A/HSNI - Bộ Y tế) 15 tháng tù (hưởng án treo); bị cáo Nguyễn Nam Liên, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế, nguyên Phó Trưởng ban Ban quản lý thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch cúm A/H5N1 - Bộ Y tế, 24 tháng tù và bị cáo Nguyễn Việt Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Bộ Y tế 30 tháng tù về cùng một tội danh là: "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Về phía các cá nhân liên quan đến DCL, với tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, bị cáo Lương Văn Hóa, nguyên Tổng Giám đốc DCL, bị tuyên phạt 9 năm tù; Nguyễn Văn Thanh Hải, nguyên Kế toán trưởng DCL, bị tuyên phạt 6 năm tù và Ngô Hữu Hiếu Nghĩa, nguyên Giám đốc chi nhánh TPHCM kiêm Giám đốc điều hành phòng xuất nhập khẩu thuộc DCL, bị tuyên phạt 5 năm tù.

Về trách nhiệm bồi thường dân sự, hoàn trả lại cho Bộ Y tế gần 3.3 tỷ đồng mà các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã nộp thay cho các bị cáo để bồi thường cho Bộ Y tế. Mặt khác, DCL phải bồi thưởng cho Bộ Y tế số tiền hơn 58.4 tỷ đồng.

DCL có quyền yêu cầu các bị cáo Lương Văn Hóa, Nguyễn Văn Thanh Hải, Ngô Hữu Hiếu Nghĩa và người thừa kế của ông Nguyễn Thanh Tòng, các pháp nhân có liên quan hoàn trả số tiền Công ty bồi thường cho Bộ Y tế theo quy định pháp luật. Nếu có tranh chấp, các bên có thể yêu cầu giải quyết bằng vụ án dân sự khác theo quy định.

Mặt khác, nếu có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, người phải thi hành án còn phải chịu lãi trên số tiền chưa thanh toán theo mức lãi suất quy định. Từ ngày bản án được thi hành thì các bên được thi hành án, bên phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, yêu cầu thi hành án, quyền tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định.

Về án phí, DCL còn phải nộp số tiền phí dân sự sơ thẩm hơn 166 triệu đồng.

DCL nói gì?

Sau khi nhận bản án từ Tòa án, DCL đánh giá trong ngắn hạn, bản án sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Công ty cho rằng DCL sẽ nỗ lực để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn.

Tính đến quý 3/2022, tổng tài sản DCL đạt hơn 2,138 tỷ đồng, tăng 174% so với thời điểm 31/12/2015 (giai đoạn SCIC thoái vốn). Vốn chủ sở hữu đạt hơn 1,443 tỷ đồng, tăng 154% so với cuối năm 2015. DCL cho biết hiện tại, hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn đang diễn ra đúng theo kế hoạch kinh doanh mà ĐHĐCĐ thông qua.

Kết quả 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần trên BCTC hợp nhất của DCL đạt 670.7 tỷ đồng, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng 12%. Dự kiến năm 2022, doanh thu thuần ước đạt 955 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 136 tỷ đồng (chưa tính yếu tố ảnh hưởng của bản án lên kết quả kinh doanh).

Đối với kết quả bản án, DCL cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định pháp luật. Tuy nhiên, qua rà soát tài chính, kế toán, Công ty nhận thấy các sai phạm trong vụ án sản xuất thuốc Oseltamivir diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2006-2008, thuộc về trách nhiệm của các cá nhân tham gia Ban điều hành DCL giai đoạn trên.

Cụ thể, các bị cáo đã tiến hành hạch toán, sử dụng khoản tiền hơn 3.8 triệu USD, tương đương gần 62 tỷ đồng, do các cá nhân Ban Điều hành DCL giai đoạn 2006-2008 quyết định hạch toán giảm giá vốn trái nguyên tắc kế toán, từ đó sử dụng khoản tiền này vào thời điểm 2006-2008 cho các việc: Chi trả cổ tức cho cổ đông, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chi trả thù lao thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, thưởng và trích các quỹ đầu tư, phúc lợi xã hội của Công ty.

Vì vậy, DCL cho biết sẽ thực hiện các thủ tục kháng cáo cũng như thủ tục pháp lý khác nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức liên quan.

Về phía CTCP Tập đoàn F.I.T (HOSE: FIT) - công ty mẹ của DCL, Công ty này đánh giá bản án là bài học để Công ty siết chặt hơn công tác quản trị, điều hành trên toàn hệ thống nhằm phòng tránh mọi rủi ro pháp lý phát sinh trong tương lai.

Hà Lễ

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...

Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, Danh Khôi Holdings bị xử phạt

Ngày 04/05/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings về hành vi...

Các hãng hàng không Việt chi bao nhiêu để thuê máy bay mỗi năm?

Trong những năm gần đây, ngành hàng không đã chứng kiến một xu hướng đáng chú ý: Chi phí thuê máy bay ngày càng tăng, trong khi lượng cung máy bay không tăng nhiều...

Thị trường thuận lợi, công ty chứng khoán lại có một quý “hốt bạc”

Quý 1/2024, lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Đạm Hà Bắc tiếp tục có lãi nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ

Kết thúc quý 1, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) tiếp tục báo lãi dù cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất...

Sau lần 1 bất thành, Gilimex còn gì để "khoe" với ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của Gilimex không thể diễn ra vào ngày 05/05 do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Với việc lãi trở lại trong quý 1/2024, nhờ động lực...

Không còn tiền đền bù va chạm, Cảng Hải Phòng kinh doanh ra sao trong quý 1?

CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) khép lại quý 1/2024 với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 219 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhưng do cùng kỳ phát sinh tiền...

BV Land cùng hai doanh nghiệp bị phạt do vi phạm liên quan đến công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 3 công ty do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, phạt nặng nhất CTCP BV Land (UPCoM: BVL) số...

HNG lỗ ròng 47 tỷ đồng trong quý 1

Do kinh doanh dưới giá vốn, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) lỗ ròng hơn 47 tỷ đồng trong quý 1/2024. Lỗ lũy kế gần 8,150 tỷ đồng.

ITA, TDH cùng 2 doanh nghiệp khác bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan do nợ thuế

Ngày 02/05/2024, Chi cục Hải quan Quản lý Hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan TPHCM đã thông qua quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98