''Giải cứu'' bất động sản: Mòn mỏi ngóng vốn hay chịu đau để tái cấu trúc?

11/11/2022 10:30
11-11-2022 10:30:00+07:00

''Giải cứu'' bất động sản: Mòn mỏi ngóng vốn hay chịu đau để tái cấu trúc?

Một số chuyên gia cho rằng, bơm thêm 1-2% room tín dụng để thị trường bất động sản có thêm oxy là hoàn toàn khả thi nếu vốn được bơm đúng địa chỉ. Dù vậy, khả năng này rất khó xảy ra.

Tăng lãi suất, song nguồn vốn ngân hàng vẫn khá hạn chế. Ảnh: Đức Thanh

Đề xuất nới room tín dụng có khả thi?

Trước tình trạng doanh nghiệp bất động sản kiệt sức, cạn vốn, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới room tín dụng thêm 1-2%.

Kiến nghị này, theo các chuyên gia kinh tế, không phải là không thể. TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, việc nới tín dụng thêm 1-2% nữa sẽ giúp nền kinh tế ấm nóng trở lại, thay vì bế tắc như hiện nay.

“Lượng vốn bơm thêm ra có thể không quá lớn, song nếu quay vòng nhiều lần, sẽ làm thị trường ấm nóng trở lại. Tất nhiên, việc bơm vốn sẽ phải đồng thời với giám sát dòng vốn bơm đúng địa chỉ”, TS. Nghĩa kiến nghị.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cũng cho rằng, việc cấp thêm room tín dụng cho bất động sản là một giải pháp đáng xem xét, song nên ưu tiên giải ngân cho người mua nhà và có sự giám sát chặt chẽ. Cách thức thực hiện nên là khi tiền bán nhà được chuyển đến tài khoản chủ đầu tư, thì ngân hàng giám sát và thu tiền lại ngay.

“Ngân hàng giải ngân đến đâu, thu nợ đến đó. Làm được như vậy thì rủi ro ngân hàng thấp hơn và kiểm soát được thu nợ và tránh rủi ro từ việc chủ đầu tư mang tiền đi thực hiện dự án khác hoặc mục đích khác. Để thực hiện điều này, NHNN nên có hướng dẫn tiêu chí về đối tượng là người mua nhà để tránh đầu cơ”, ông Thuân nói.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh rất nhiều ngân hàng có sở hữu chéo phức tạp, ông chủ ngân hàng có mối liên hệ tinh vi với các doanh nghiệp bất động sản sân sau như hiện nay, thì việc đảm bảo dòng vốn chảy đúng địa chỉ là một thách thức với cơ quan quản lý.

Đặt trong bối cảnh thanh khoản hệ thống hiện nay, khả năng NHNN nới room tín dụng rất khó xảy ra. Hơn nữa, thị trường bất động sản đang dựa quá lớn vào tín dụng ngân hàng, nên việc giải cứu thị trường, nếu có, cũng sẽ không phải bắt đầu bằng cách bơm tín dụng.

Việc nới tín dụng thêm 1-2% vừa giúp nền kinh tế ấm nóng trở lại, vừa giúp nhà đầu tư bất động sản thêm cơ hội tiếp cận tín dụng ngân hàng. Ảnh: Đức Thanh. Đồ họa: Đan Nguyễn

Khan vốn, ngân hàng khó giải cứu

Thiếu vốn hiện nay không phải chỉ là câu chuyện của riêng ngành bất động sản, mà của toàn nền kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất. Trong 10 tháng đầu năm, tín dụng tăng trên 11%, nhưng huy động vốn chỉ tăng hơn 4%. Chính vì vậy, ngay cả khi tín dụng được nới nhẹ, thì bất động sản cũng không phải là lĩnh vực được ưu tiên cấp vốn.

Tình trạng khan vốn cục bộ đã diễn ra tại một số ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng này đang phải huy động vốn để bù đắp thanh khoản cho những khoản giải ngân trước đó, nên khó tính đến cấp tín dụng mới. Với tình trạng thanh khoản hiện nay, nới room tín dụng là rất rủi ro cho an toàn của hệ thống.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, tín dụng bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi nhu cầu vay chủ yếu là trung, dài hạn, số tiền lớn, trong khi đặc tính huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn, nên "không điều tiết tốt, ngân hàng sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản". Chưa kể, ưu tiên của chính sách tiền tệ giai đoạn hiện nay là kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng. Vì thế, điều hành tín dụng cho bất động sản phải cân nhắc, thận trọng.

Dư nợ tín dụng bất động sản tới cuối tháng 8/2022 đạt 777.235 tỷ đồng, giảm 7.340 tỷ đồng so với trước đó 2 tháng, song vẫn chiếm tới 21% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Mặc dù NHNN luôn khẳng định khuyến khích tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, song thực tế, tín dụng bất động sản hiện nay lại chủ yếu chảy vào phân khúc nhà ở cho người giàu.

“Nếu tiếp tục rót tiền cứu bất động sản, giá nhà, thì giá đất sẽ còn tăng đến đâu? Việc Đất Thủ Thiêm trúng thầu 2,44 tỷ đồng/m2 là giọt nước tràn ly, nếu tiếp tục giải cứu bất động sản bằng cách bơm tiền vào, thì giá đất sẽ còn tăng. Vậy cứu doanh nghiệp bất động sản, ai sẽ giải cứu những người có nhu cầu mua nhà ở thực?”, lãnh đạo một ngân hàng đặt câu hỏi.

Trong khi đó, dù tán thành quan điểm nới nhẹ room tín dụng để tạo đòn bẩy phục hồi kinh tế năm sau, song TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, riêng với bất động sản, biện pháp ưu tiên vẫn là doanh nghiệp phải bán tài sản, tái cấu trúc để tự giải quyết thanh khoản.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng cần vào cuộc, rà soát để nắm bắt bắt danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra khủng hoảng thanh khoản và yêu cầu các đơn vị này đưa ra phương án tái cơ cấu với sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ. Việc tái cơ cấu các tập đoàn này nhằm ngăn sở hữu chéo lan rộng, song nguồn lực vẫn chủ yếu dựa vào tài sản của tập đoàn, không phải từ nguồn lực ngân sách.

Nói cách khác, để giải quyết khủng hoảng thanh khoản hiện nay, doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận chịu đau để tái cấu trúc, đưa bất động sản dần về với giá trị thực, khó có thể trông chờ vào nguồn lực ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp.

Bên cạnh bế tắc về nguồn vốn, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay còn gặp rất nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý, gồm cả vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội. HoREA đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét, chọn ra khoảng 10 tập đoàn bất động sản lớn có nhiều dự án bị vướng mắc pháp lý để tập trung tháo gỡ, tạo niềm tin và cú hích cho thị trường bất động sản.

Hà Tâm

Báo Đầu Tư





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kích hoạt nhà ở xã hội, khơi thông tăng trưởng

Không chỉ dừng lại ở mục tiêu an cư cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội còn là chính sách kinh tế mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần mở rộng dư địa tăng trưởng...

Nhu cầu đầu tư lướt sóng bất động sản sẽ chững lại

Tâm lý chung có thể sẽ tiếp tục duy trì trong trạng thái thận trọng và “co cụm” trước các diễn biến khó lường của thị trường bất động sản. Nhu cầu ở thực tiếp tục...

Sức cầu khởi sắc, căn hộ sơ cấp phía Nam giao dịch sôi động

Với nhiều chính sách ưu đãi từ các chủ đầu tư, sức cầu thị trường bất động sản phía Nam ghi nhận tín hiệu khởi sắc.

Đồng Nai kêu gọi cán bộ trả nhà ở xã hội nếu không có nhu cầu sử dụng

Sở Xây dựng Đồng Nai đề nghị các cơ quan thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức... của đơn vị đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố...

Chủ đầu tư liên tục tung các gói hỗ trợ tài chính cho người mua nhà

Trong bối cảnh giá nhà hiện nay ở các thành phố lớn ngày càng “chạy nhanh và xa” so với thu nhập, việc sở hữu nhà, đặc biệt với người trẻ trong độ tuổi lao động...

Bắc Giang sắp đấu giá 301 lô đất, giá khởi điểm từ 4,8 triệu đồng/m2

301 lô đất tại các huyện, thị xã Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang sẽ được tổ chức đấu giá trong tháng 4. Giá khởi điểm cao nhất 21 triệu đồng/m2 và...

DXS-FERI: Nguồn cung bất động sản nhà ở quý 2 dự kiến có thêm 14 ngàn sản phẩm

Dự báo thị trường bất động sản nhà ở quý 2/2025, DXS-FERI cho biết nguồn cung sơ cấp mới trong quý 2/2025 được bổ sung thêm 14 ngàn sản phẩm, tăng gần 2 lần so với...

Lợi suất cho thuê chung cư tại Hà Nội và TPHCM giảm từ 5% xuống 3% trong 3 năm

Giá thuê không thay đổi nhưng giá bán đã tăng rất nhanh trong 3 năm qua, điều này ảnh hưởng đến lợi suất cho thuê chung cư tại Hà Nội và TPHCM, giảm dần từ gần 5%...

Đất nền tại các tỉnh miền Bắc tăng ‘nóng’ theo thông tin sáp nhập tỉnh

Dữ liệu Batdongsan.com.vn cho thấy đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mặt bằng giá rao bán tăng trong tháng 3/2025. Điển hình như Hưng Yên, giá bán đất nền đã...

C&W: Giá cho thuê đất khu công nghiệp tăng 4-6% trong quý đầu năm 2025

Trong quý 1/2025, Cushman & Wakefield cho biết giá chào thuê trung bình đất khu công nghiệp phía Nam đạt 177 USD/m2/thời hạn thuê, tăng gần 4% so với cùng kỳ. Còn...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH

Mỹ muốn áp thuế 46%, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư khuyến cáo điều quan trọng

Mỹ muốn áp thuế 46%, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư khuyến cáo điều quan trọng

Sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán thuế với Mỹ, doanh nghiệp thuỷ sản phải nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời tìm kiếm thị trường mới.




Hotline: 0908 16 98 98