Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc lên cao kỷ lục

08/12/2022 09:23
08-12-2022 09:23:13+07:00

Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc lên cao kỷ lục

Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục mới vào cuối tháng 06/2022, khi chính quyền địa phương tích cực đi vay để củng cố nền kinh tế đang bị đè nặng bởi chính sách Zero COVID nghiêm ngặt.

Nợ của lĩnh vực phi tài chính ở Trung Quốc là 51.87 ngàn tỷ USD, tương đương 295% GDP và đây là tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập vào năm 1995, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó vào cuối năm 2020, dù công ty tư nhân và hộ gia đình không có động lực vay vốn trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu.

Theo Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ nợ có thể còn tăng mạnh hơn kể từ sau tháng 06/2022.

Mặc dù đại dịch COVID-19 và những tác động lây lan của nó chỉ là một vấn đề ngắn hạn, song triển vọng dài hạn của Trung Quốc cũng có thể không khả quan hơn. Tỷ lệ sinh giảm và dân số già hoá dự kiến làm tăng gánh nặng tài chính cho các chương trình an sinh xã hội, khiến Chính phủ có ít nguồn lực hơn để thúc đẩy tăng trưởng.

Lý do khiến tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc tăng vọt đến từ cả vấn đề nợ và GDP.

Với GDP, lệnh phong toả ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể omicron đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. GDP thực tế chỉ tăng 0.4% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 2/2022.

Trong khi đó, nợ công tăng là yếu tố chính dẫn tới tỷ lệ nợ/GDP tăng gần 6 điểm phần trăm trong quý 2/2022 so với cuối năm 2020, ngay cả khi nợ của doanh nghiệp và hộ gia đình đồng loạt giảm. Việc chính quyền trung ương thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng để kích thích nền kinh tế đã buộc chính quyền các địa phương phải phát hành thêm trái phiếu. Số trái phiếu mới phát hành dự kiến đạt mức cao nhất mọi thời đại là hơn 4,000 tỷ nhân dân tệ (570 tỷ USD) trong năm nay.

Chỉ số đo lường nhu cầu vay ngân hàng, do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tạo lập, giảm xuống mức thấp nhất trong gần 6 năm qua vào quý 2/2022, và chỉ phục hồi nhẹ trong quý 3/2022.

Các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt hạn chế chi tiêu trong bối cảnh hiện tại. Dữ liệu của Chính phủ cho thấy tổng đầu tư tư nhân vào các tài sản có thu nhập cố định trong 10 tháng đầu năm nay chỉ tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tổng đầu tư của khối doanh nghiệp nhà nước lại tăng 11%, có thể do Chính phủ đã huy động các ngân hàng quốc doanh cho những thực thể này vay nhằm phục hồi nền kinh tế.

Các hộ gia đình cũng không còn động lực để vay vốn khi Bắc Kinh chủ trương siết quy định đối với lĩnh vực bất động sản và sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc khiến thị trường nhà ở lao dốc. Theo khảo sát trong quý 3/2022 của PBOC, thị trường đang dự đoán giá nhà ở sẽ về mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập vào năm 2009.

Rõ ràng, triển vọng kinh tế mơ hồ đang khiến doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình trở nên thận trọng.

Các ước tính dân số mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy dân số Trung Quốc đang trên đà giảm hàng năm tính đến ngày 1/7. Sự suy giảm này dự kiến trầm trọng hơn trong một phần tư thế kỷ tới do tác động của các chính sách hạn chế số con trong mỗi gia đình trước đây, với mức giảm khoảng 90 triệu người vào năm 2047. Trong khi đó, độ tuổi trung bình dự kiến tăng từ 38.5 năm nay lên hơn 50 vào năm 2047.

Ngoài ra, việc Chính phủ siết quy định với doanh nghiệp và thị trường tài chính, đặc biệt là với khối tư nhân, cũng khiến một số nhà quan sát lo ngại về những hậu quả tiềm ẩn đối với tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, chứng kiến tỷ lệ nợ/GDP tạm thời cao hơn Trung Quốc vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Tuy nhiên, kể từ đó, tỷ lệ này đã giảm xuống, thấp hơn 30 điểm cơ bản so với con số của Trung Quốc vào cuối quý 2/2022. Tỷ lệ nợ/GDP của Mỹ cải thiện hơn Trung Quốc nhờ nền kinh tế phục hồi và việc tăng lãi suất của Fed khiến hoạt động cho vay chậm lại. Triển vọng tăng trưởng trong tương lai của Mỹ cũng có vẻ sáng sủa hơn, một phần nhờ vào dân số ngày càng mở rộng.

Núi nợ trái phiếu của chính quyền địa phương ở Trung Quốc

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ ra mắt "thẻ vàng" nhập cư 5 triệu USD mang hình Tổng thống Trump

Trên chuyến bay của chuyên cơ Không lực Một ngày 3/4, Tổng thống Donald Trump tự hào giới thiệu "thẻ vàng" (golden visa) đầu tiên của nước Mỹ - một sáng kiến mới...

Châu Âu chuẩn bị đối phó với làn sóng hàng hóa Trung Quốc sau thuế quan của Mỹ

Quan chức EU cần sẵn sàng có các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hàng hóa giá rẻ trong “cơn ác mộng kinh tế”.

Trump sắp công bố đề xuất mua TikTok

Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ đang gần hoàn thiện một kế hoạch nhằm giúp ứng dụng mạng xã hội TikTok Mỹ khỏi bị áp lệnh cấm. Thỏa thuận tiềm năng này có sự...

NÓNG: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị phế truất

Ông Yoon Suk-yeol trở thành tổng thống Hàn Quốc thứ hai bị phế truất.

4 biểu đồ minh chứng về mất cân đối thương mại của Hoa Kỳ

Thuế quan mới Trump ban hành được tính toán dựa trên thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ.

WSJ: Thuế quan của Trump tạo ra trật tự kinh tế thế giới mới

Thông báo vào hôm 03/04 (giờ Việt Nam) đã khiến thị trường toàn cầu choáng váng và có thể đẩy các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đến bờ vực suy thoái.

Trump ra điều kiện để giảm thuế quan

Trong một diễn biến đáng chú ý về chính sách thương mại, Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ sự sẵn sàng đàm phán về các mức thuế quan mới, trái ngược hoàn toàn với...

Nhà Trắng miễn thuế quan đối ứng cho hàng trăm hàng hoá trị giá 644 tỷ USD

Chính quyền Trump vừa công bố danh sách hàng trăm sản phẩm được miễn thuế quan chỉ một ngày sau khi thông báo áp dụng các biện pháp thuế quan mới. Thông tin này...

Tranh cãi về cách Mỹ tính mức thuế đối ứng

Thị trường tài chính toàn cầu đang dồn sự chú ý vào một câu hỏi lớn: Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã tính toán làm sao để ra được những mức thuế quan cao...

Bộ trưởng Thương mại Mỹ: Thuế đối ứng sẽ sắp xếp lại thương mại toàn cầu, báo hiệu không có miễn trừ

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, các mức thuế quan quyết liệt mà Tổng thống Donald Trump công bố hôm thứ Tư sẽ khởi đầu quá trình "sắp xếp lại"...


TIN CHÍNH

“Choáng váng” trước đòn thuế quan, điều gì tiếp tục chờ đợi chứng khoán Việt Nam?

“Choáng váng” trước đòn thuế quan, điều gì tiếp tục chờ đợi chứng khoán Việt Nam?

Sau sự kiện ngày 02/04 khi Donald Trump áp loạt thuế quan mới và gọi đó là "Ngày giải phóng" đã khiến thị trường chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam “choáng váng”, cột mốc quan trọng 1,300 và rồi 1,200 điểm của VN-Index đều phút chốc trở thành hư không. Tuy nhiên, nhiều dẫn chứng cho thấy thị trường đang phản ứng quá đà và trước mắt vẫn còn nhiều câu chuyện tích cực có thể xoay chuyển cục diện.




Hotline: 0908 16 98 98