Mỹ cảnh báo rủi ro của dịch vụ đám mây đối với ngành ngân hàng

10/02/2023 10:38
10-02-2023 10:38:25+07:00

Mỹ cảnh báo rủi ro của dịch vụ đám mây đối với ngành ngân hàng

Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo sự phụ thuộc của các ngân hàng và công ty tài chính vào một số ít dịch vụ điện đoán đám mây hàng đầu sẽ khiến họ dễ tổn thương trong trường hợp các nhà cung cấp lớn nhất gồm Amazon, Microsoft và Google bị tấn công mạng hoặc gặp sự cố kỹ thuật.

Các ngân hàng dễ bị tổn thương nếu dịch vụ đám mây mà họ đang sử dụng gặp sự cố kỹ thuật hoặc bị tấn công mạng. Ảnh: digfingroup

Lợi ích đi kèm rủi ro

Trong báo cáo công bố hôm 8-2, các quan chức của Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh một số thách thức khi các ngân hàng và các công ty tài chính gia tăng sử dụng điện toán đám mây để hỗ trợ hoạt động của họ. Các thách thức này gồm phụ thuộc vào số lượng nhỏ nhà cung cấp, thiếu nhân viên công nghệ lành nghề để ứng dụng hiệu quả dịch vụ đám mây.

Báo cáo ghi nhận các lợi ích bao gồm giảm chi phí cho công nghệ thông tin từ việc các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sử dụng các dịch vụ điện toán từ xa, hay còn gọi là đám mây. Nhiều ngân hàng đang sử dụng dịch vụ đám mây cho phần mềm như email và một số ít hơn đang dựa vào nó để quản lý các cơ sở hạ tầng nhạy cảm hơn như lưu trữ dữ liệu.

Báo cáo lưu ý nhiều tổ chức tài chính mua dịch vụ đám mây từ một số ít nhà cung cấp, đặc biệt là Amazon, Microsoft và Google của Alphabet. Điều đó có nghĩa là nếu một trong các nhà cung cấp này gặp một sự cố kỹ thuật hoặc bị tấn công mạng, điều này có thể gây ra hậu quả rộng lớn cho lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Báo cáo cho biết: “Một lỗi hệ thống lớn hoặc một vụ xâm phạm dữ liệu tại một trong những nhà cung cấp dịch vụ đám mây này có thể ảnh hưởng đến nhiều tổ chức tài chính hoặc người tiêu dùng Mỹ”.

Báo cáo lưu ý rủi ro này đặc biệt nghiêm trọng đối với các tổ chức tài chính vừa và nhỏ.

Trong sách trắng năm 2020, Microsoft cho biết ngành công nghiệp đám mây không tập trung như các ngành khác và các dịch vụ đám mây của tập đoàn này được bảo mật.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, các quy định quản lý không đồng bộ trên toàn cầu khiến các công ty tài chính lớn gần như không thể áp dụng nhất quán các hệ thống đám mây. Ví dụ, bắt đầu từ năm 2024, các công ty tài chính và nhà cung cấp dịch vụ đám mây ở Liên minh châu Âu (EU) sẽ đối mặt với các quy định quản lý chặt chẽ hơn và sẽ cần phải chứng minh họ có thể phục hồi nhanh như thế nào sau một cuộc tấn công mạng.

Thiết lập tiêu chuẩn sử dụng đám mây trong lĩnh vực tài chính

Theo các chuyên gia an ninh mạng, các dịch vụ đám mây có thể giúp doanh nghiệp tự bảo vệ mình khỏi nhiều loại hình tấn công mạng phổ biến. Tuy nhiên, chúng cũng đặt ra một số thách thức về quản lý rủi ro vì một vụ tấn mạng thành công nhằm vào một dịch vụ đám mây lớn có thể gây nguy hiểm cho nhiều khách hàng.

An ninh mạng là một trong những nguồn cơn gây xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, các quan chức Mỹ cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các công ty bình phong để thực hiện các cuộc tấn công mạng với mục đích ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ và các dữ liệu quan trọng khác của doanh nghiệp Mỹ. Một trong những phương thức tấn công là xâm nhập vào hệ thống máy tính của các công ty cung cấp dịch vụ đám mây cho doanh nghiệp Mỹ. Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc này đồng thời tố ngược Washington sử dụng các chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các tổ chức ở Trung Quốc.

Các cơ quan quản lý tài chính của chính phủ Mỹ dự kiến thảo luận báo cáo trên tại cuộc họp trong tuần này của Hội đồng Giám sát ổn định tài chính, nơi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen giữ chức chủ tịch. Bộ Tài chính Mỹ cũng đang thành lập một nhóm riêng để nghiên cứu mức độ tập trung vào các dịch vụ đám mây và sẽ đề xuất các quy định mới để quản lý các rủi ro tiềm ẩn. Nhóm này sẽ bao gồm các chuyên gia từ Bộ Tài chính, Văn phòng Kiểm soát tiền tệ (OCC) và Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB)

Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết các tổ chức tài chính muốn thấy sự minh bạch hơn từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây của họ về chi tiết của các sự cố mạng. Theo báo cáo, các tổ chức tài chính nhỏ hơn đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên có chuyên môn phù hợp về điện toán đám mây, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố bảo mật.

Bộ Tài chính Mỹ không phản đối cũng như không ủng hộ các ngân hàng sử dụng điện toán đám mây, thay vào đó, cố gắng thiết lập các tiêu chuẩn cho việc sử dụng công nghệ này trong lĩnh vực tài chính khi nó trở nên phổ biến hơn.

“Bằng cách xây dựng niềm tin, hợp tác ngay từ đầu, chúng ta có thể thúc đẩy quá trình di chuyển dữ liệu an toàn và hiệu quả của các tổ chức tài chính lên dịch vụ đám mây”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nói trong một tuyên bố.

Viện Chính sách ngân hàng (BPI), tổ chức đại diện cho các ngân hàng lớn ở Mỹ, cho biết BPI hoan nghênh sự hợp tác với các quan chức chính phủ trong nỗ lực giải quyết rủi ro liên quan đến việc sử dụng dịch vụ đám mây.

Lê Linh

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng USD "bốc hơi" toàn bộ đà tăng kể từ khi Trump đắc cử

Đồng tiền mạnh nhất thế giới đã xóa sạch toàn bộ mức tăng kể từ chiến thắng của Donald Trump vào tháng 11 năm ngoái, khi làn sóng thuế quan mới làm rung chuyển các...

Mặt tối của các tổ chức quản lý tài sản gia đình (kỳ 2): Cách thức để được hưởng ưu đãi thuế

JD Rockefeller được cho là người đã khởi xướng mô hình văn phòng gia đình toàn diện đầu tiên vào năm 1882, nơi ông vừa điều hành doanh nghiệp vừa quản lý các khoản...

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm

Đồng won giảm xuống còn 1.474,2 won/USD đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 13/3/2009 khi Hàn Quốc đang vật lộn với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bắc Kinh bơm 72 tỷ USD mua cổ phần các ngân hàng lớn nhất

Việc bán cổ phiếu của các nhà băng lớn nhất Trung Quốc nằm trong nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy cho vay trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại

Lý Gia Thành hoãn ký kết thương vụ bán cảng Panama

Theo thông tin từ tờ South China Morning Post (SCMP), tỷ phú Lý Gia Thành, doanh nhân nổi tiếng nhất Hồng Kông, sẽ không tiến hành ký kết thương vụ bán các cảng...

Bloomberg: Trung Quốc yêu cầu dừng hợp tác mới với Lý Gia Thành sau thương vụ cảng Panama

Theo nguồn tin thân cận, Trung Quốc đã chỉ đạo các công ty quốc doanh tạm dừng mọi hợp tác mới với doanh nghiệp liên quan đến gia tộc Lý Gia Thành, ngay sau thương...

Đồng bảng Anh bị bán tháo giữa bối cảnh kinh tế ảm đạm

Theo ngân hàng Bank of America, doanh số bán ròng bảng Anh của các nhà đầu tư tổ chức như các công ty quản lý tài sản và quỹ tương hỗ, đã cao gấp bốn lần mức trung...

Bloomberg: Lý Gia Thành vẫn quyết bán cảng Panama cho Mỹ bất chấp áp lực từ Trung Quốc

Bất chấp làn sóng chỉ trích gay gắt từ Trung Quốc, thương vụ bán cảng trị giá 19 tỷ USD của tập đoàn CK Hutchison vẫn đang tiến triển theo kế hoạch, theo nguồn tin...

Nguy cơ bong bóng trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu AI

Chủ tịch Alibaba Group Holding Joe Tsai vừa đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ hình thành bong bóng trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu AI, với lập luận rằng tốc độ...

Xiaomi huy động thêm 5.5 tỷ USD, tăng tốc cuộc đua xe điện

Xiaomi vừa thực hiện thành công đợt huy động vốn khổng lồ trị giá 5.5 tỷ USD thông qua việc phát hành cổ phiếu mở rộng tại Hồng Kông, tận dụng đà tăng trưởng ấn...


TIN CHÍNH

Fed, IMF và WB trong tầm ngắm của Trump

Fed, IMF và WB trong tầm ngắm của Trump

Khác với nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không còn bận tâm liệu các chính sách của mình có gây hỗn loạn trên thị trường tài chính hay không. Lần này, ông có vẻ tập trung mạnh vào chiến lược tái cấu trúc thể chế, trong đó bao gồm việc nhắm đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).




Hotline: 0908 16 98 98