Sai lầm lớn của Fed

22/03/2023 20:30
22-03-2023 20:30:23+07:00

Sai lầm lớn của Fed

Chủ tịch Fed bị chỉ trích đã vào cuộc quá muộn trong trận chiến với lạm phát. Điều đó gây ra những đợt tăng lãi suất dồn dập và tạo nên sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng.


Fed tăng lãi suất dồn dập sau thời gian dài duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Ảnh: Reuters.

Phố Wall đang ngồi trên lửa trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ công bố động thái lãi suất tiếp theo, tiết lộ quan điểm về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh ngành ngân hàng Mỹ và toàn cầu đang chìm trong hỗn loạn.

Mới đây, theo CNN, ông Mohamed El-Erian - Cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz - nhấn mạnh rằng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã "mắc phải sai lầm lớn nhất trong vòng 40 năm qua".

Theo ông El-Erian, Fed đang đối mặt với "bộ 3 bất khả thi" và ông Powell sẽ phải gánh một phần trách nhiệm.

Bộ 3 bất khả thi

"Họ phải cùng lúc hạ nhiệt lạm phát, giảm thiểu những căng thẳng trong ngành ngân hàng và tránh một cuộc suy thoái kinh tế. Rất khó để đạt được điểm cân bằng vì Fed đã vào cuộc quá muộn trong việc tăng lãi suất", ông lập luận.

"Có lẽ ông Powell đã mắc sai lầm lớn nhất trong 40 năm qua: phản ứng không đủ nhanh với lạm phát và kết quả là đẩy hệ thống ngân hàng vào tình trạng bất ổn", vị chuyên gia lập luận.

"Ông ấy sẽ được nhớ đến vì phản ứng thiếu quyết liệt với lạm phát và không giám sát hệ thống ngân hàng một cách đầy đủ", ông El-Erian nói thêm.

Theo giới quan sát, việc ngân hàng trung ương Mỹ vào cuộc quá muộn khiến lạm phát tăng vọt lên mức cao nhất nhiều thập kỷ. Dù đã hạ nhiệt phần nào vào cuối năm ngoái, lạm phát tại Mỹ đang có dấu hiệu tăng lại.

Theo dữ liệu mới được Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 0,2% trong tháng 2 và 6% so với một năm trước đó.

Để hạ nhiệt lạm phát, ngân hàng trung ương Mỹ buộc phải đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế thông qua các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, chẳng hạn chi phí đi vay cao hơn, giá cổ phiếu thấp hơn và đồng USD mạnh hơn, nhằm kìm hãm nhu cầu.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của 2 ngân hàng khu vực tại Mỹ trong tháng này một phần do các đợt tăng lãi suất dồn dập của Fed. Lãi suất tăng lên kéo tụt giá trị của những trái phiếu kho bạc dài hạn. Do đó, các nhà băng gặp khó trong việc huy động tiền mặt để trả cho người gửi, thường là ngắn hạn.

Hướng đi nào cho Fed

Một số nhà kinh tế đã kêu gọi Fed tạm dừng tăng lãi suất để giảm thiểu thiệt hại cho ngành công nghiệp vốn đang lao đao. Nhưng ông El-Erian cho rằng Fed nên phớt lờ những lời khuyên đó.

"Thị trường đã tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Hành động đó đúng với kỳ vọng của thị trường và tương tự động thái của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào tuần trước", ông lập luận.

ECB đã tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm và nhấn mạnh rằng họ có những công cụ khác để ổn định tài chính.

"Tôi sợ rằng Fed sẽ nghe theo những lời kêu gọi đó. Điều này có thể gây ra sự bất ổn với chính họ", ông El-Erian cảnh báo.

Theo bà Christine Lagarde - Chủ tịch ECB, tình trạng hỗn loạn trên thị trường trong thời gian qua không giống với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

"Chúng ta đã cải cách khuôn khổ pháp lý, chúng ta đã nhất trí về Basell III, chúng ta đã tăng tỷ lệ vốn. Lĩnh vực ngân hàng đang ở một vị thế vững chắc hơn rất nhiều", bà nhấn mạnh.

"Hơn nữa, nếu cần thiết, chúng tôi cũng có những công cụ và phương tiện luôn sẵn sàng được kích hoạt", bà Lagarde nói thêm.

Thảo My

Zing





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn chưa tới 39 tỷ đô tiền mặt

Tình hình tiền mặt và các khoản vay của Bộ Tài chính Mỹ đang rất hạn chế.

Những kịch bản có thể xảy ra khi Mỹ tiến sát bờ vực vỡ nợ

Khách hàng của các ngân hàng đầu tư đang dồn dập đặt câu hỏi cho Phố Wall rằng điều gì sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính Mỹ trong những tuần tới hết tiền mặt và phải thực...

EC “bật đèn xanh” cho thương vụ ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse

EC đánh giá vụ ngân hàng UBS sát nhập với Credit Suisse không làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường và ngân hàng này vẫn sẽ đối mặt với sức ép từ các đối thủ khác...

Thế giới dư thừa container

Hoạt động sản xuất container giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu vận tải hàng hóa toàn cầu hạ nhiệt sau 2 năm bùng nổ. Số lượng container tồn đọng tại các cảng biển...

Cổ tức toàn cầu đạt kỷ lục dù kinh tế chậm lại

Các công ty đa quốc gia chi trả kỷ lục gần 327 tỷ USD cổ tức trong quý I, nhờ sự hào phóng của ngành tài chính, dầu khí.

Meta Platforms chính thức thua trong cuộc chiến pháp lý với EC

Tòa sơ thẩm châu Âu khẳng định công ty Meta Platforms Ireland chưa chứng tỏ được rằng yêu cầu cung cấp các tài liệu được xác định theo từ khóa tìm kiếm là vượt quá...

Đồng bạc xanh tăng lên mức cao nhất trong gần 6 tháng so với đồng yen

Đồng USD tăng khi kỳ vọng thị trường ngày một lớn rằng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao hơn và bế tắc về trần nợ Mỹ cũng khiến tâm lý ưa thích các tài khoản rủi...

Dòng vốn toàn cầu chuyển hướng sang thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu sôi động trở lại khi nhiều “tay chơi” lớn trên toàn cầu bị hấp dẫn bởi mức lợi suất cao của trái phiếu.

2,000 tỷ đô sẽ bị rút ra khỏi kinh tế toàn cầu?

Hàng ngàn tỷ đô sắp bị rút ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu khi các NHTW thực hiện các biện pháp thắt chặt định lượng (QT).

FWD cân nhắc thực hiện vòng gọi vốn tiền IPO

FWD Group Holdings Ltd. đang cân nhắc thực hiện một vòng gọi vốn tư nhân trong bối cảnh kế hoạch IPO của công ty bảo hiểm châu Á này lại một lần nữa bị trì hoãn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98