Châu Âu đang ‘khó tính’ hơn trong việc nhập khẩu nông lâm sản

12/06/2023 22:06
12-06-2023 22:06:00+07:00

Châu Âu đang ‘khó tính’ hơn trong việc nhập khẩu nông lâm sản

Cuối tháng 6 này, mì ăn liền Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU sẽ được nới quy định an toàn thực phẩm nhưng các sản phẩm nông nghiệp như gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu tương, gỗ sẽ phải kê khai thông tin về nơi sản xuất, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, cung cấp văn bản tuyên bố không phá rừng kèm theo hàng hóa trước khi xếp hàng lên tàu đến EU.

Châu Âu có quy định mới về cấm nhập khẩu càphê liên quan đến phá rừng. Ảnh: Reuters

Kể từ ngày 27-6, Châu Âu (EU) đã chính thức đưa các loại mì ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang Phụ lục I với tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%, TTXVN đưa tin.

Theo đó, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Dù vậy, theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, Trần Ngọc Quân, việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền.

Nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU có nhiều vụ vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ là tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó là đưa quay lại Phụ lục II.

Trong khi đó, ớt chuông từ Việt Nam vẫn nằm trong Phụ lục I với tần suất kiểm tra 50% tại cửa khẩu. Đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong Phụ lục II với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%. Điều này có nghĩa là các mặt hàng nông nghiệp không có thay đổi so với quy định của 6 tháng trước.

Cũng theo TTXVN, mới đây, đại diện Hiệp hội cà phê các nước đã thảo luận về Quy định 2023/1115 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về lưu thông trên thị trường EU và xuất khẩu từ EU một số hàng hóa và sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng.

Theo Quy định 2023/1115, kể từ ngày 29-6, các sản phẩm nông nghiệp sẽ chịu tác động bao gồm gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu tương và gỗ. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này phải tập hợp và kê khai thông tin về nơi sản xuất, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, cung cấp văn bản tuyên bố không phá rừng kèm theo hàng hóa trước khi xếp hàng lên tàu.

Doanh nghiệp EU chỉ được phép lưu thông trên thị trường các sản phẩm không sản xuất trên đất phá rừng, nếu vi phạm sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được trên toàn EU.

Hiệp hội cà phê Anh (BCA) cho biết với việc quy định mới của EU các nhà sản xuất cà phê phải sử dụng ứng dụng Geolocation để xác định vị trí lô đất trồng cà phê. Quan trọng hơn, thông tin này phải đi kèm với sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, bao gồm các khâu khác nhau, từ bước làm sạch, phơi, sấy, cho tới khi đóng hàng và vận chuyển xuất khẩu.

Quy định mới sẽ được áp dụng cho toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng cà phê bắt đầu từ cuối năm 2024, BCA sẽ làm việc với các hiệp hội khác để tuyên truyền về các yêu cầu theo quy định mới và đưa ra hướng dẫn thực hiện quy định cho các thành viên hiệp hội, phần lớn đang có những giao dịch với EU, đồng thời nhấn mạnh việc đưa ra hướng dẫn luật hoàn chỉnh sẽ dễ dàng được EU chấp thuận.

Minh Anh

TBKTSG



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 hiệp hội ‘tố’ một công ty thu phí bất hợp lý

Ba hiệp hội ở Hải Phòng ‘tố’ Công ty cổ phần E-THT Logistics thu phí bất hợp lý, tuy nhiên công ty này khẳng định thu đúng.

Có thể thí điểm vận hành thị trường carbon từ năm 2025

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh lộ trình vận hành thị trường carbon, dự kiến sẽ thí điểm ngay từ năm 2025 với khoảng 100-200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực...

Gấp rút hoàn thiện nghị định mới về quản lý ODA, trình trước ngày 30/04

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định mới về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trình Thủ tướng trước...

Bạn đã hiểu hết về đầu tư công - động lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm hoàn thành kế hoạch và góp phần thúc...

Việt Nam thành lập Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên...

Hơn 77.000 tỷ đồng đầu tư Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tới năm 2030

Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch sẽ được dành nguồn lực đầu tư và phát triển hệ thống các khu bến cảng nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng kinh tế...

Một hũ yến giá chỉ 9.000 - 15.000 đồng, có yến thật không?

Tình trạng người người, nhà nhà làm yến sào, cơ sở sản xuất yến cho đối tác gia công tùy tiện khiến tình trạng hàng giả, hàng dỏm tràn lan

Bộ Công an yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ dự án điện mặt trời tại Quảng Bình

Ngày 12/4, nguồn tin của phóng viên cho biết, UBND tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án điện mặt trời...

Bộ Công Thương có chỉ đạo 'nóng' gửi doanh nghiệp sau chính sách thuế của Mỹ

Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp hội viên mở rộng, đa dạng hoá nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng...

Đối ngoại ngày càng trở thành trụ cột quan trọng trong phát triển của TPHCM

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiến tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2-9 và 80 năm Ngày thành lập...


Hotline: 0908 16 98 98