Gánh nặng thuế thu nhập cá nhân

04/06/2023 11:00
04-06-2023 11:00:00+07:00

Gánh nặng thuế thu nhập cá nhân

Trước tình hình kinh tế khó khăn, vật giá leo thang, thuế suất thu nhập cá nhân cần được sửa đổi ngay để vun đắp, bồi bổ sức mua của dân.

Bất cập và lỗi thời

Tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã “nóng” lên với những đề nghị cần sửa ngay Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng và mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng duy trì từ tháng 7/2020, đã không còn phù hợp với biến động liên tục mặt bằng giá chung, tạo ra sự thiếu công bằng với các đối tượng nộp thuế.

Dẫn ra con số các chi phí đã tăng từ 20%-30% từ sau dịch do giá cả hàng hóa, tiêu dùng tăng, trong khi mức thu nhập không tăng, thậm chí giảm, đại biểu Mai khẳng định: “Với nhiều gia đình, nhất là tại các thành phố lớn thì mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không đủ để đáp ứng chi tiêu cơ bản”.

Với nhiều người lao động hiện nay, thu nhập đã không đủ trang trải, lại phải dành một khoản để nộp thuế khiến cuộc sống khốn khó hơn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Những nhận định của đại biểu là rất phù hợp với mong muốn của dân và thực tiễn hiện nay.

Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, được Quốc hội ban hành ngày 22/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Kể từ đó đến nay, mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân mới được điều chỉnh đúng một lần, từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng, áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2020.

Nói về Luật Thuế thu nhập cá nhân nhiều người không khỏi ngao ngán, bởi những quy định bất cập và lỗi thời.

Mức giảm trừ gia cảnh đã lỗi thời, lại không dựa vào mức sống tối thiểu, thu nhập bình quân đầu người, cũng không căn cứ vào mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng. Trong khi mức lương tối thiểu chia theo 4 vùng trên cả nước, chênh nhau gần 1,5 lần nhưng mức thu nhập khởi điểm đóng thuế và giảm trừ gia cảnh lại cào bằng, áp dụng chung, không phân biệt vùng miền.

Nhiều chi phí như: mua bảo hiểm nhân thọ, mua bảo hiểm sức khỏe, khám chữa bệnh, giáo dục… do người lao động tự chi trả, không được đưa vào danh sách các khoản giảm trừ trước tính thuế thu nhập cá nhân.

Trong 10 năm, tính từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực, lương tối thiểu vùng của Chính phủ đã tăng 9 lần, từ mức 2 triệu đồng/người/tháng lên hơn 4,68 triệu đồng/người/tháng, nhưng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc chỉ mới điều chỉnh có một lần.

Vào đầu năm 2018, trong văn bản lấy ý kiến góp ý sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đã thừa nhận một số quy định trong luật, gây bất lợi cho người nộp thuế.

Không thể chờ đợi

Từ cuối năm 2022 cử tri một số địa phương đã có kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế.

Trải qua đại dịch Covid, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và người dân đã phải "gồng" mình, thắt lưng buộc bụng. Bước sang năm 2023, nền kinh tế lại tiếp tục đối mặt với khó khăn lớn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, giảm hoạt động, cắt giảm lao động, giảm lương… làm cho đời sống người lao động thêm chật vật. Với nhiều gia đình, thu nhập đã không đủ trang trải, lại phải dành một khoản để nộp thuế khiến cuộc sống khốn khó hơn. Mấu chốt trong Luật Thuế thu nhập cá nhân mà người dân mong chờ điều chỉnh nhất đó là mức giảm trừ gia cảnh.

Trong hoàn cảnh hiện nay, cần khoan sức dân, việc giảm thuế giá trị gia tăng 2%, chưa phải là giải pháp đột phá. Bởi giảm thuế giá trị gia tăng, người tiêu dùng chỉ được hưởng khi mua hàng hóa ở những nơi có hóa đơn.

Trong hoàn cảnh hiện nay, cần khoan sức dân, việc giảm thuế thu nhập cá nhân, sẽ giảm bớt khó khăn cho người dân. Ảnh minh họa Hoàng Hà.

Trong khi đó, giảm thuế thu nhập cá nhân, người được giảm thuế chắc chắn sẽ hưởng lợi, hiệu quả hơn cả giảm thuế giá trị gia tăng. Nó không chỉ giảm bớt khó khăn cho người dân mà còn giải quyết những bất hợp lý của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 25/5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hồ Đức Phớc cho biết, trong chương trình làm luật của Quốc hội tới đây có Luật Thuế thu nhập cá nhân. Hiện Bộ Tài chính đang chuẩn bị và thực hiện, dự kiến trong nhiệm kỳ này. Như vậy có thể hiểu, Luật Thuế thu nhập cá nhân chưa thể sửa ngay như nhiều người kỳ vọng.

Đây là tin không vui với hàng triệu người nộp thuế. Họ không thể chờ đợi và không hiểu tại sao việc khắc phục các bất hợp lý của Luật Thuế thu nhập cá nhân lại chậm chạp và khó khăn đến thế?

Trong hoàn cảnh cấp bách hiện nay, nhiều ý kiến đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần vào cuộc ngay lập tức để giải quyết vấn đề. Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với thực tế, tạm thời điều chỉnh biểu thuế thu nhập, để hỗ trợ người dân trong lúc khó khăn.

Bộ Tài chính cần gấp rút đẩy nhanh việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân thay vì bắt người dân phải chờ đợi thêm vài năm nữa.

Nên thiết kế lại Luật Thuế thu nhập cá nhân, bắt đầu từ tư duy đánh thuế. Dùng thuế thu nhập cá nhân để điều tiết thu nhập trong xã hội thay vì hướng tới việc tăng thu ngân sách Nhà nước. Vì vậy, các mức thuế cần phải phù hợp với người nộp thuế.

Mức giảm trừ gia cảnh cần có căn cứ tính toán cụ thể, rõ ràng, dựa trên các con số về thu nhập bình quân đầu người, nguồn dữ liệu và phương pháp tính. Từ đó, xây dựng công thức tính cụ thể và cơ chế điều chỉnh kịp thời phù hợp với diễn biến thực tế.

Nền kinh tế hiện nay chỉ còn dựa vào sức mua của dân vì các động lực như công nghiệp, nông nghiệp đều tăng trưởng âm và không tăng trưởng. Khoan thư sức dân chính là vun đắp trụ đỡ này.

Trần Thủy

vietnamnet



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để bị động trong quản lý, điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1 và định hướng công tác...

Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo trong ngành

Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công...

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98