SSI Research: Quy hoạch điện VIII tạo ra nhu cầu đầu tư lớn

09/06/2023 11:01
09-06-2023 11:01:48+07:00

SSI Research: Quy hoạch điện VIII tạo ra nhu cầu đầu tư lớn

Tại chương trình Gõ cửa tháng mới từ SSI Research, các chuyên gia đã có những bình luận chi tiết xoay quanh câu chuyện Quy hoạch điện VIII tác động thế nào tới hoạt động đầu tư của nhóm dầu khí.

Talkshow Gõ cửa tháng mới. Ảnh chụp màn hình

Trong tháng 6, SSI Research kỳ vọng sau một giai đoạn đi ngang với biên độ hẹp, thị trường sẽ quay trở lại theo chiều hướng tăng với tốc độ chậm và có những nhịp lung lắc tương đối mạnh. Do đó, chiến lược đề xuất là cần phải theo dõi những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và có câu chuyện, canh mua trong những phiên thị trường điều chỉnh. Lãi suất có khả năng giảm tiếp từ đây đến cuối năm, mức độ giảm có thể từ 50 - 100 điểm cơ bản, phù hợp với xu hướng hiện tại của chính sách tiền tệ là hỗ trợ cho kinh tế và các doanh nghiệp.

Quy hoạch điện VIII tạo ra nhu cầu đầu tư rất lớn

Đánh giá về ảnh hưởng của Quy hoạch điện VIII, ông Đào Minh Châu – Phó Giám đốc Phân tích cổ phiếu của SSI nhận định Quy hoạch điện VIII đang đưa ra những kế hoạch lớn không những cho ngành điện mà còn cho ngành dầu khí. Bên cạnh điện gió ngoài khơi, điện khí là một trong những mũi nhọn được quan tâm đầu tư trong thời gian tới.

Hiện, tổng công suất các nhà máy điện khí tại Việt Nam vào khoảng 9GW, theo quy hoạch đến năm 2030 sẽ tăng lên mức 37GW (trong đó có 15 GW nội địa và 22GW sử dụng từ nguồn LNG nhập khẩu). Trong khi đó, tỷ trọng điện khí trên tổng công suất điện quốc gia theo đó sẽ tăng lên 25% vào năm 2030 từ mức 13% hiện tại. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu đầu tư rất lớn.

Đối với mảng LNG, gần đây Việt Nam mới hoàn thành một dự án kho LNG tại Thị Vải với công suất khoảng 1 triệu tấn, sẽ cung cấp nguồn khí đầu vào cho 2 nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong thời gian tới. Công suất hai nhà máy khoảng 1.6 GW (tương đương 7-8% tổng công suất điện khí LNG trong năm 2023). Tổng giá trị đầu tư kho LNG Thị Vải này là 6,000 tỷ đồng. Ông Châu nhấn mạnh ước tính toàn bộ vốn đầu tư sẽ rất lớn, chỉ riêng việc tạo ra các kho chứa đã lên đến vài tỷ USD.

Bên cạnh các dự án kho chứa nội địa, dự án Lô B – Ô Môn đang là dự án lớn nhất và khả thi nhất, với tổng vốn đầu tư 11 tỷ USD, bao gồm các hạng mục phát triển mỏ thượng nguồn cũng như phát triển xây dựng hệ thống trung nguồn để đưa khí vào bờ. Dự án kéo dài 25 năm (tính cả giai đoạn phát triển và khai thác sau đó), một khi được phê duyệt thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thượng nguồn sẽ hưởng lợi, các công ty tham gia khâu trung nguồn cũng sẽ nhận được doanh thu trong dài hạn. Hạn chót của Chính phủ là dự án sẽ đạt được quyết định đầu tư cuối cùng trong tháng 6.

Tuy nhiên, ông Châu nhìn nhận còn khá nhiều vấn đề, kỳ vọng trong trường hợp tích cực, dự án sẽ được ký trong năm nay nhưng trễ hơn tháng 6. Nếu được phê duyệt trong năm nay thì phải từ năm sau, dự án mới mang nguồn doanh thu cho các công ty.

Trong giai đoạn triển khai của dự án có hai giai đoạn nhỏ, 3 năm đầu (2024-2026) triển khai lắp đặt hệ thống trang thiết bị trước khi có dòng khí đầu tiên, vốn đầu tư khoảng 3.5 – 4 tỷ USD; giai đoạn tiếp theo, kể từ khi có dòng khí đầu tiên, các công ty thượng nguồn sẽ được tham gia trong việc triển khai các giàn khai thác và khoan khoảng 800 giếng trong suốt 20 năm vòng đời của dự án.

Lô B – Ô Môn là một dự án khép kín từ khâu thượng nguồn cho đến hạ nguồn. Thượng nguồn là các mỏ khí thuộc mỏ khí Malay – Thổ Chu cách bờ biển phía tây nam Việt Nam khoảng hơn 300 km, có tổng diện tích 3,200 km2, gấp 5 lần diện tích của đảo Phú Quốc, trữ lượng bể khí 107 tỷ m3. Sau khi được khai thác, các khí từ mỏ sẽ đưa về bờ thông qua hệ thống khí Lô B – Ô Môn để cung cấp khí đầu vào cho các nhà máy điện khí thuộc Ô Môn 1 đến 4 tại TP Cần Thơ.

Tổng công suất các nhà máy khoảng 3.8 GW, chiếm khoảng 40% so với tổng công suất các nhà máy điện khí Việt Nam còn đặt trong quy hoạch tổng thể các nhà máy điện khí Việt Nam giai đoạn 2030 thì chiếm khoảng 10%. Nhu cầu các nhà máy này khoảng 5 tỷ m3/năm, bể chứa khí của dự án có khả năng cung cấp cho các nhà máy trong vòng khoảng 20 năm, tương ứng 50% khối lượng trung bình mà PVGas đang cung cấp trong 5 năm qua. Đây là một dự án quy mô rất lớn và cấp bách trong bối cảnh thiếu điện hiện nay trong khi các bể khí lớn hiện tại như Nam Côn Sơn hay Cửu Long dự báo sẽ cạn kiệt trong 6-7 tháng tới.

Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Các doanh nghiệp thượng nguồn ngành dầu khí sẽ có tăng trưởng tích cực năm 2023

Nhận định về triển vọng ngành dầu khí năm 2023, nhóm các doanh nghiệp thượng nguồn nhìn chung trong năm nay vẫn có mức tăng trưởng tích cực, nhờ xu hướng giá cho thuê giàn khoan năm ngoái tăng mạnh và phản ánh vào trong năm nay. Nhóm các doanh nghiệp trung và hạ nguồn thông thường có biến động kết quả kinh doanh với giá dầu hơn, giá bán và giá đầu vào của các doanh nghiệp này sẽ sát theo từng quý với giá dầu. Do giá dầu trong năm nay được kỳ vọng giảm trung bình 20% so với mức đỉnh của năm ngoái, nên dự kiến lợi nhuận các doanh nghiệp này có thể giảm 20-30%, trừ các doanh nghiệp có mức nền lợi nhuận thấp năm trước.

Trong năm nay, các cổ phiếu dầu khí không tương quan với giá dầu. Cụ thể, giá dầu giảm khoảng 15% từ đầu năm, trong khi đó các cổ phiếu dầu khí có mức tăng từ 35-70%. Theo ông Châu, trong những năm trước, hệ số tương quan giữa giá cổ phiếu dầu khí và giá dầu khoảng 0.9 - mức rất cao, nhưng năm nay có sự phân hóa, giá cổ phiếu tăng so với giá dầu và tăng mạnh so với cả chỉ số chung, phản ánh việc các nhà đầu tư đang có cái nhìn dài hạn hơn đối với triển vọng kinh doanh các cổ phiếu với động lực chính là dự án Lô B – Ô Môn, nếu được phê duyệt trong năm nay.

Kha Nguyễn

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98