Còn trong diện cảnh báo, RDP sắp chào bán riêng lẻ 30 triệu cp cao hơn thị giá 16%
Còn trong diện cảnh báo, RDP sắp chào bán riêng lẻ 30 triệu cp cao hơn thị giá 16%
Mặc dù cổ phiếu vẫn còn nằm trong diện cảnh báo, HĐQT CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) mới đây thông qua việc triển khai phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư. Giá chào bán 10,000 đ/cp, cao hơn 16% so với thị giá hiện tại.
RDP dự kiến phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong năm nay, khối lượng 30 triệu cp, giá 10,000 đ/cp, tổng giá trị đợt phát hành là 300 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ khi hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thời gian phát hành dự kiến từ quý 4/2023 – quý 2/2024, sau khi có thông báo chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nếu thành công, vốn điều lệ RDP sẽ tăng từ hơn 490 tỷ đồng lên mức hơn 790 tỷ đồng.
Trong đợt chào bán này, dự kiến sẽ có 5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong nước tham gia, trong đó có ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT và cũng là cổ đông lớn nhất đang sở hữu 50.12% vốn sẽ mua thêm 17 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu lên 52.6% vốn. Ba nhà đầu tư dự kiến sẽ trở thành cổ đông lớn sau giao dịch gồm bà Lê Tường Vi tỷ lệ 5.82% vốn, bà Nguyễn Thị Nhường 5.41% vốn và ông Cao Quang Thắng sở hữu 5.16% vốn. Còn lại là nhà đầu tư Phạm Hồng Toan đăng ký mua thêm 1.5 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu lên 2%.
Danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dự kiến mua cổ phần phát hành riêng lẻ của RDP
Nguồn: RDP
|
Số tiền thu từ đợt chào bán sẽ được RDP dùng để trả nợ vay ngân hàng gồm 140 tỷ đồng nợ vay tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) và 160 tỷ đồng nợ vay tại ngân hàng Đại chúng TNHH Kasikornbank. Thời gian dự kiến giải ngân vốn huy động trong giai đoạn quý 4/2023 – quý 2/2024.
Phương án sử dụng vốn chi tiết
Nguồn: RDP
|
Tỷ lệ chào bán thành công tối thiểu 50% (cổ phiếu được chào bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu 50% số cổ phiếu dự kiến chào bán). Trong trường hợp cổ phần không phân phối hết theo dự kiến và số lượng vốn huy động không đạt đủ như dự kiến, HĐQT sẽ huy động nguồn vốn hợp pháp khác để tài trợ bổ sung.
Những năm qua, nợ vay của RDP luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. Tính đến thời điểm 30/06/2023, nợ vay ngắn hạn của RDP gần 975 tỷ đồng, chiếm gần 41% nguồn vốn; trong đó, dư nợ tại BIDV gần 150 tỷ đồng, lãi suất 8.5 - 9.8%/năm, còn dư nợ tại Kasisornbank là hơn 176 tỷ đồng, lãi suất 7.5 - 10.33%/năm. Đây đều hai khoản dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ vay của RDP.
Cơ cấu nguồn vốn của RDP qua các năm
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
|
Nợ vay nhiều khiến chi phí lãi vay của RDP cũng ở mức cao, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm hơn 18%, đạt 11 tỷ đồng mặc dù lợi nhuận gộp tăng gần 21%, đạt 137 tỷ đồng. Mới đây, HOSE có thông báo về việc giữ nguyên diện cảnh báo với RDP do đến ngày 30/06/2023 Công ty vẫn còn lỗ lũy kế gần 61 tỷ đồng trên BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2023.
Kết phiên giao dịch ngày 12/09, cổ phiếu RDP đạt 8,740 đồng/cp, tăng 25% so với đầu năm 2023, thanh khoản trung bình gần 87.2 ngàn cp/phiên.
Diễn biến giá cổ phiếu RDP từ đầu năm 2023 đến nay | ||