Chánh án TAND tối cao nói gì về xác định thiệt hại tài sản không thống nhất ở đại án Vũ "nhôm"?

20/11/2023 13:57
20-11-2023 13:57:35+07:00

Chánh án TAND tối cao nói gì về xác định thiệt hại tài sản không thống nhất ở đại án Vũ "nhôm"?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Chánh án TAND tối cao trả lời vì sao tòa án lại áp dụng không thống nhất việc xác định trị giá tài sản thiệt hại đối với các tài sản nhà nước ở một số vụ án lớn.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 20-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5.

Chánh án TAND tối cao nói gì về xác định thiệt hại tài sản không thống nhất ở đại án Vũ nhôm? - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu sáng 20-11

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng) góp ý về 2 vụ án của người dân liên quan đất đai xảy ra tại TP Đà Nẵng trong các năm 2010, 2011. Qua nghiên cứu đơn và các bản án, đại biểu Thúy nhận thấy có sự khó hiểu và khó lí giải về các bản án đã tuyên.

Vụ thứ nhất là vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") và các bị cáo phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, được TAND TP Hà Nội xử sơ thẩm ngày 30-1-2019 và TAND cấp cao xử phúc thẩm ngày 13-6-2019 xác định thiệt hại của vụ án là 7 tài sản của nhà nước mua, thuê trái phép, trị giá thiệt hại của tài sản được xác định tại thời điểm các bị cáo thực hiện phạm tội là năm 2010 và 2011.

Viện trưởng VKSND tối cao đã kháng nghị bản án trên và đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao sửa bản án theo cách xác định trị giá thiệt hại tại thời điểm khởi tố.

Vụ thứ 2 là vụ cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và các bị cáo phạm tội Vi phạm quy định về sử dụng, quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhận thấy trong vụ án này, cả bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội ngày 13-1-2020 và bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP Hà Nội ngày 12-5-2020 lại xác định trị giá tài sản thiệt hại tại thời điểm khởi tố vụ án, tức là thời điểm năm 2018.

2 vụ án đều được TAND TP Hà Nội và TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử đều liên quan tới 3 tài sản nhà nước tại TP Đà Nẵng: 1 là nhà đất số 319 đường Lê Duẩn; 2 là dự án Việt ven biển, đường Trường Sa; 3 là đất công viên An Đồn cũ, nhưng lại không thống nhất trong cách xác định trị giá thiệt hại của tài sản.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Chánh án TAND tối cao trả lời cho đại biểu Quốc hội và cử tri được biết vì sao tòa án lại áp dụng không thống nhất việc xác định trị giá tài sản thiệt hại đối với 3 tài sản nhà nước ở 2 vụ án nói trên. Thứ 2 là bản án phúc thẩm ngày ngày 12-5-2020 có sự sai về quy định của pháp luật về việc xác định trị giá tài sản thiệt hại hay không?

Đồng thời, nữ đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND cần làm gì để bảo đảm sự thống nhất, công bằng, khách quan trong việc xét xử hai vụ án nêu trên, tạo niềm tin cho cử tri về sự công minh của pháp luật.

Chánh án TAND tối cao nói gì về xác định thiệt hại tài sản không thống nhất ở đại án Vũ nhôm? - Ảnh 3.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Trả lời về vấn đề này, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng cần phải xác định ở thời điểm phạm tội vì tất cả các yếu tố cấu thành phạm tội đều phải được xác định ở một thời điểm - đó là thời điểm sự kiện phạm tội xảy ra.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, không thể có việc các hành vi động cơ, mục đích, thủ đoạn xác định ở thời điểm sự kiện phạm tội xảy ra, còn riêng hậu quả thì để vài ba năm sau khi khởi tố mới xác định, điều đó là không công bằng.

Bên cạnh đó, hậu quả của hành vi phạm tội gây ra cho xã hội phải do chính hành vi đó gây ra chứ không phải do các yếu tố bên ngoài.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu ví dụ, 1 lô đất ở năm nay giá 100 tỉ đồng, sang năm lên 200 tỉ đồng, sang năm sau nữa lên 300 tỉ đồng... đó là do thị trường chứ không phải hành vi phạm tội gây ra. Đối với những vụ buôn lậu, trộm cắp, tham ô như trộm cắp, tham ô máy tính, điện thoại... giá trị đất thì tăng theo thời gian nhưng giá trị máy tính, điện thoại sẽ giảm theo thời gian, như vậy một hành vi phạm tội sẽ tăng, một hành vi phạm tội sẽ giảm.

Về hành lang pháp lý, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã có nghị quyết, hướng dẫn tất cả các vụ án phải xử khắc phục hậu quả ở thời điểm xảy ra vụ án chứ không phải ở thời điểm phát hiện vụ án, vì có thể nhiều năm sau mới phát hiện.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, những vụ án xảy ra trước khi có nghị quyết của hội đồng thẩm phán, trái với nghị quyết, không đúng sẽ phải xem xét lại.

Đối với ý kiến đại biểu đưa ra một số vụ án cụ thể, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết việc xem xét lại các vụ án đã xác định không đúng thời điểm xác định hậu quả phải theo trình tự của luật định.

"Đại biểu có đề nghị tòa án phải làm cái này cái khác. Nhưng việc xem xét một vụ án phải theo trình tự của luật định. Tòa án không thể căn cứ ý kiến tại hội trường hay của ai đó để xem xét mà phải căn cứ trình tự của pháp luật tố tụng" - Chánh án TAND tối cao nói.

B.H.Thanh Văn Duẩn. Ảnh: Phạm Thắng

Người lao động







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hyosung đầu tư thêm dự án 720 triệu USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Cùng với dự án Nhà máy sợi Carbon đang được triển khai thuận lợi, Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) tiếp tục đầu tư dự án có vốn đầu tư khoảng 720 triệu USD tại Bà Rịa -...

Thu hút đầu tư xanh: Chỉ nên lọc công nghệ thay vì lọc ngành

Không thể loại trừ hết các ngành có dấu hiệu ô nhiễm mà nên chọn nâng cao công nghệ để giảm ô nhiễm và nâng hiệu quả khi chế biến, tinh lọc.

Thông tin thời điểm xét xử vụ án Tân Hoàng Minh, Việt Á, FLC

Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết trong năm 2024, dự kiến sẽ đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, như vụ: Tân Hoàng Minh...

Thị trường vật liệu xây dựng 'chết' theo bất động sản

Bộ Xây dựng cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đang gặp khó. Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh...

Các tập đoàn Pháp bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam

Các tập đoàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đặc biệt là nhắm đến những ngành năng lượng mới như năng lượng tái...

Cần Thơ: Nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư đối với Trung tâm đầu mối nông sản vùng ĐBSCL

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh...

Tăng trần giá vé máy bay nội địa từ ngày 01/03/2024 

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 03/05/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá...

Lo tiền trả nợ, VEC đề xuất tăng phí 4 tuyến cao tốc từ đầu năm 2024

Các dự án đường cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vẫn chưa được tăng phí theo lộ trình được duyệt dẫn đến áp lực về phương án tài...

Hai tập đoàn điện gió hàng đầu thế giới sẽ rót hàng chục tỷ USD vào Việt Nam

Sáng ngày 03/12/2023, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Helms - Thành viên HĐQT Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch) và...

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng 2023 đã vượt 600 tỷ USD

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương cho biết, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619.17 tỷ USD; xuất siêu 25.83 tỷ USD.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98