Có nên luật hóa xử lý 'nợ xấu' ngân hàng?

13/11/2023 08:30
13-11-2023 08:30:47+07:00

Có nên luật hóa xử lý 'nợ xấu' ngân hàng?

Việc xử lý “nợ xấu” ngân hàng bằng tài sản thế chấp bất động sản không dễ dàng, các chuyên gia cho rằng luật hoá để xử lý là cần thiết và cấp bách.

Hiện nay, tổng giá trị bất động sản thế chấp tại các ngân hàng chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo cho những khoản vay. Thậm chí ở một số nhà băng, tỷ lệ này còn lên đến 80-90%, lớn hơn nhiều lần tổng dư nợ cho vay...

Thời gian gần đây, tình hình kinh tế không mấy khả quan khiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ gặp khó đã tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng, khiến rủi ro nợ xấu gia tăng. Để cứu vớt những khoản nợ xấu, không ít ngân hàng phải “ráo riết” công bố danh sách bất động sản là tài sản thế chấp cho các khoản vay để thu nợ.

Xử lý nợ xấu ngân hàng khó khăn nhiều năm qua.

Ngân hàng VietinBank vừa thông báo về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam để thu hồi nợ của 5 công ty.

Cụ thể, tài sản đảm bảo của Công Ty TNHH Thương mại & Dịch vụ du lịch Hoàng Hùng Phát được rao bán là Quyền sử dụng đất và công trình khách sạn Le Pavillon Hoi An Central Luxury Hotel & Spa hình thành trong tương lai tại thửa đất số 328 tờ bản đồ số 32 khối Ngọc Thành, phường Cẩm Phô, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Giá khởi điểm của tài sản là hơn 92 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác (nếu có).

Một khách sạn khác cũng được VietinBank rao bán, là tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Sea Front One. Quyền sử dụng đất này có diện tích 408,2m2 và khách sạn trên đất có quy mô 7 tầng với 40 phòng ngủ. Giá khởi điểm tài sản là 36,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, VietinBank Hội An cũng rao bán bất động sản khác là tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Du lịch Bảo Trí là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 69, tờ bản đồ số 39 khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tài sản này có giá khởi điểm 23,2 tỷ đồng…

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM - cho rằng, thực tiễn các năm gần đây cho thấy “tỷ lệ nợ xấu” có dấu hiệu tăng, đáng lo ngại “tính đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng ở mức 3,36% (cuối năm 2020 là 1,69%, năm 2021 là 1,49%, năm 2022 là 2%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu tại Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng dư nợ ở mức 5,1%.

“Do vậy, việc “luật hóa” Nghị quyết số 42 của Quốc hội vào Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) phù hợp với tính chất và “phạm vi điều chỉnh”của từng Luật này là hết sức cần thiết và cấp bách”, ông Châu nói.

Theo ông Châu, Nghị quyết 42 xử lý nợ xấu được thực hiện thí điểm trong thời hạn 5 năm và đã được Quốc hội cho phép gia hạn 1 lần đến hết ngày 31/12, nên khó thể tiếp tục gia hạn do không phù hợp với tính chất “thí điểm”của Nghị quyết.

Vì vậy, chỉ nên lựa chọn thực hiện theo 1 trong 2 phương án, một là chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 42 của Quốc hội vào ngày 31/12/2023 do đã thực hiện “thí điểm” trong gần 7 năm, không thể tiếp tục kéo dài việc thực hiện “thí điểm” này; hoặc hai là phải xem xét việc “luật hóa” Nghị quyết 42 vào Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) phù hợp với tính chất của từng Luật này để xây dựng thành quy phạm pháp luật “ổn định” để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý “khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai”.

Ông Châu kiến nghị, Luật Các tổ chức tín dụng nên quy định: Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua.

Việc thực hiện chuyển nhượng dự án, một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm của khoản nợ đó theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Ngọc Mai

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng UOB Việt Nam muốn tăng vốn điều lệ lên 10,000 tỷ, xây trụ sở mới tại TPHCM

Khoản tăng vốn điều lệ 2,000 tỷ đồng diễn ra đồng thời với việc Ngân hàng UOB Việt Nam công bố kế hoạch về tòa nhà trụ sở mới tại TPHCM.

Ngân hàng bán khoản nợ thế chấp bằng resort 3 sao sát biển Mũi Né

Khoản nợ của 3 doanh nghiệp có liên quan đến Eagles Group được thế chấp bởi quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là Khu du lịch Eagles Beach Resort tại Mũi Né...

Cho vay nhà ở tại TPHCM tăng 0.67%

Tín dụng nhà ở tại TPHCM đã tăng trưởng trở lại trong 2 tháng qua (tháng 1/2025 tăng 0.51%; tháng 2/2025 tăng 0.16%). Diễn biến tích cực này có tác động thúc đẩy...

Tỷ giá, lãi suất bị tác động thế nào trước áp lực thuế quan của Mỹ?

Thuế mới của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam gây áp lực lên tỷ giá và lãi suất, ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Giá USD ngân hàng vượt 26.100 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 8/4/2025 ghi nhận giá đồng bạc xanh tại các ngân hàng tăng mạnh với mức tăng trên 140 đồng. Giá USD bán ra tại các nhà băng đều vượt 26.100...

NHNN bơm ròng hơn 14 ngàn tỷ qua kênh OMO

Tuần qua (31/03-07/04/2025), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì trạng thái bơm ròng trên kênh thị trường mở (OMO) với tổng khối lượng 14,238 tỷ đồng khi kênh mua kỳ...

Tỷ giá ngày 8/4: Đồng USD tại các ngân hàng thương mại vượt mốc 26.000 đồng

Sáng 8/4, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.720-26.080 VND/USD (mua vào-bán ra); BIDV cũng niêm yết ở mức 25.730-26.090 VND/USD, tăng mạnh so với sáng 4/4.

Quý 1/2025: Tỷ giá trung tâm tăng 2.06% so với cuối năm 2024

Trong quý 1/2025, tỷ giá trung tâm được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại...

Đồng USD giảm giá mạnh

Tuần qua (31/03-04/04/2025), giá USD trên thị trường quốc tế giảm mạnh sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng quy mô lớn nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác...

Chỉ gửi tiền 1 tháng, lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Tại thời điểm 5/4, chỉ còn 8 ngân hàng duy trì mức lãi suất huy động từ 4%/năm trở lên cho tiền gửi tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn 1 tháng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH

VPBankS lên kế hoạch lãi trước thuế vượt 2,000 tỷ đồng, không chia cổ tức năm 2024

VPBankS lên kế hoạch lãi trước thuế vượt 2,000 tỷ đồng, không chia cổ tức năm 2024

Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh năm 2025 do Tổng Giám đốc báo cáo, HĐQT CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) sẽ trình ĐHĐCĐ xem xét và thông qua các chỉ tiêu cụ thể, nhìn chung cho thấy kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ, với các cột mốc doanh thu và lợi nhuận mới trong lịch sử hoạt động.




Hotline: 0908 16 98 98