Sức khỏe SCB đã xấu từ năm 2017 nhưng bị “bưng bít”

18/11/2023 14:43
18-11-2023 14:43:42+07:00

Sức khỏe SCB đã xấu từ năm 2017 nhưng bị “bưng bít”

Bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB bưng bít, báo cáo không trung thực và dùng thủ đoạn mua chuộc các cán bộ thanh tra, để họ che giấu, báo cáo không trung thực về thực trạng của Ngân hàng SCB.

Bà Trương Mỹ Lan. Ảnh Công an cung cấp.

Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đối tượng tại SCB bưng bít, báo cáo không trung thực về tình trạng yếu kém của SCB

Theo kết luận điều tra của CQĐT Bộ Công an, thực trạng tài chính Ngân hàng SCB tại thời điểm ngày 30/06/2017 qua công tác thanh tra của Đoàn thanh tra liên ngành (Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) xác định: Tỷ lệ nợ xấu: 20.92% trong khi so với Ngân hàng SCB báo cáo: 0.61% (quy định dưới 3%); tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ (CAR): 6.5% trong khi so với Ngân hàng SCB báo cáo là 10.06% (quy định > 9%); tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 13.28% trong khi so với Ngân hàng SCB báo cáo là 12.4% (quy định <=50%); tỷ trọng dư nợ cho vay Bất động sản/tổng dư nợ: 62.95% trong khi so với Ngân hàng SCB báo cáo 55% (NHNN cho phép không quá 55%).

Qua hoạt động điều tra xác định thực trạng tài chính Ngân hàng SCB tại thời điểm ngày 30/06/2017 rất xấu, bản chất tại thời điểm này Ngân hàng SCB đã âm vốn chủ sở hữu nhưng do Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB bưng bít, báo cáo không trung thực và dùng thủ đoạn mua chuộc các cán bộ thanh tra, để họ che giấu, báo cáo không trung thực về thực trạng của Ngân hàng SCB.

Cụ thể SCB không thực hiện phân loại nợ xấu đối với các khoản nợ đã được tái cơ cấu nhiều lần, không trích lập dự phòng rủi ro 25,025 tỷ đồng và bỏ qua 35,526 tỷ đồng không tính vào hệ số CAR. Nếu tính đúng, đủ thì vốn chủ sở hữu âm 22,289 tỷ đồng, lợi nhuận âm 35,038 tỷ đồng, số lỗ lũy kế/vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm 238%, hệ số CAR âm 4.24%.

Với thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB theo kết quả thanh tra, điều tra như nêu trên, nhưng Ban Lãnh đạo Ngân hàng SCB đã cố tình lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác lên Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước với các số liệu không trung thực, che giấu tình trạng yếu kém không đúng với các tiêu chuẩn Ngân hàng Nhà nước quy định để đối phó với các cơ quan chức năng. Đặc biệt là để tiếp tục được huy động tiền gửi và hoạt động cho vay, từ đó thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

SCB âm vốn chủ sở hữu 443,769 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 464,547 tỷ đồng

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn VTP, ngày 08/10/2022, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 61/QĐ-NHNN về việc kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng SCB. Thực hiện quy định tại Điều 147 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi số 17/2017/QH14: “Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ với các nội dung cụ thể theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt”; căn cứ chỉ đạo của NHNN tại Công văn 933/NHNN-TTGSNH ngày 31/10/2022 về việc thuê Công ty Kiểm toán độc lập thực hiện đánh giá tổng thể thực trạng Ngân hàng SCB; căn cứ Hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán đặc biệt SCB tại mốc thời gian 30/09/2022.

Sau quá trình thực hiện, ngày 31/05/2023, Công ty kiểm toán KPMG Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh phát hành Báo cáo kiểm toán độc lập: Báo cáo rà soát, đánh giá thực trạng tài chính hợp nhất, xác định thực vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của Ngân hàng SCB và các Công ty con tại ngày 30/09/2022. Trong đó, kết quả kiểm toán, xác định Ngân hàng SCB âm vốn chủ sở hữu 443,769 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 464,547 tỷ đồng.

Để thực hiện báo cáo rà soát cho mục đích đặc biệt khi tổ chức tín dụng nằm vào diện kiểm soát đặc biệt. Theo đó tất cả tài sản bảo đảm của các khoản nợ với tổng số dư trên 50 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp và trên 10 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân đều được định giá lại theo yêu cầu của NHNN khi tổ chức tín dụng nằm vào diện kiểm soát đặc biệt; và tất cả tài sản bảo đảm của các khoản phải thu từ hợp đồng bán nợ và bất động sản đã nhận để cấn trừ nợ vay đều được định giá lại bởi tổ chức có chức năng Thẩm định giá. Ngày 03/01/2023, Ngân hàng SCB đã ký Hợp đồng thuê Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân (viết tắt: Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân) thực hiện định giá tài sản Ngân hàng SCB thời điểm ngày 30/09/2022.

Kết quả, Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân xác định giá trị các tài sản của Ngân hàng SCB là 295,940 tỷ đồng. Trong đó có 5,946 tỷ đồng tài sản cố định của Ngân hàng SCB và 289,994 tỷ đồng tài sản bảo đảm bảo của các khoản vay còn dư nợ (bao gồm các khoản vay đã bán nợ cho VAMC, bán nợ trả chậm, cấn trừ nợ, bán tài sản trả chậm).

Khang Di

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sắp bán món nợ nghìn tỷ thế chấp bằng dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam

Agribank CN Tây Hà Nội vừa thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) do ông Phạm Văn Minh là Chủ...

Kéo dài danh sách phòng giao dịch SCB bị dừng hoạt động 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thông báo tiếp tục đóng cửa hàng loạt phòng giao dịch trên khắp các tỉnh thành kể từ ngày 06/12/2023.

Đường đua ví điện tử: Chuyển mình hoặc chấm dứt

Gần 10 năm sau khi triển khai tại Mỹ, dịch vụ thanh toán của Apple đã có mặt tại Việt Nam vào tháng 8-2023. Duy trì chính sách không thu phí của các bên khi thực...

Điều chỉnh room tín dụng: Ráo riết đẩy 730 ngàn tỷ đồng ra nền kinh tế

Từ nay đến cuối năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng khoảng 6,2%, tương đương 730.000 tỷ đồng cấp cho nền kinh tế. Những ngân hàng được cấp thêm room...

VCCI: Quy định hạn chế 'vốn mỏng' chưa hợp lý, tác động tiêu cực DN Việt

VCCI khẳng định việc Bộ Tài chính hạn chế chi phí vốn vay tác động tiêu cực đến hình thành tập đoàn kinh tế trong nước.

Sacombank tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ Visa tại Việt Nam 

Trong khuôn khổ Hội nghị Khách hàng Visa Việt Nam với chủ đề “Elevate Boundless Experiences - Nâng tầm cho trải nghiệm không giới hạn”, Sacombank được vinh danh tại...

Hiệu quả của chính sách tiền tệ có đang suy giảm? 

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn bị Quốc hội và Chính phủ chất vấn về việc điều hành chính sách tiền tệ khi tăng trưởng tín dụng vẫn thấp trong...

NHNN chấp thuận cho HDBank tăng vốn điều lệ lên 29,276 tỷ đồng qua phát hành ESOP

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 200 tỷ đồng từ việc phát...

Giải pháp nào để khơi thông nguồn vốn Tín dụng Xanh?

Để Tín dụng Xanh phát triển, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết cần có hướng dẫn về Danh mục Xanh và tiêu chí xác định Dự án Xanh, làm cơ sở cho các tổ chức tín...

Shinhan Bank Việt Nam: Từ rào cản văn hóa… đến “ngân hàng nước ngoài cho người Việt”

Hướng đến mục tiêu trở thành “Ngân hàng nước ngoài cho người Việt”, trong suốt hành trình 30 năm qua, Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98