Gần 57% công ty Nhật Bản muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

13/12/2023 09:45
13-12-2023 09:45:22+07:00

Gần 57% công ty Nhật Bản muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật muốn tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam nhằm mở rộng nhu cầu thị trường nội địa và tăng xuất khẩu.

Ngày 11-12, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố kết quả khảo sát thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài năm tài chính 2023.

Khảo sát nhằm nắm bắt tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á, Châu Đại Dương.

Doanh nghiệp khảo sát chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Kết quả khảo sát có 54,3% doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam kỳ vọng có lãi trong năm 2023, giảm 5,2 điểm so với năm trước, tương đương mức năm 2021 khi còn trong dịch Covid-19. Tỉ lệ này thấp hơn 6,6 điểm so với mức trung bình của Asean.

Tỉ lệ “có lãi” những năm 2017-2019 trước dịch Covid-19 luôn đạt mức trên dưới 65%, vượt mức bình quân của Asean.

Gần 57% công ty Nhật Bản muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam ảnh 1
Người tiêu dùng mua sắm tại Aeon, doanh nghiệp bán lẻ của Nhật Bản. ẢNH: TÚ UYÊN

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam, 32,0% doanh nghiệp Nhật trả lời dự báo hoạt động kinh doanh năm 2023 của họ cải thiện (giảm 15.6 điểm so với năm trước), tỉ lệ dự báo xấu đi là 35,7% (tăng 13,1 điểm so với năm trước).

Một lần nữa, con số này lại giảm xuống mức tương tự năm 2021, thời kỳ trong dịch Covid với tỉ lệ cải thiện là 31, 4% và tỉ lệ xấu đi là 36,6%.

Lý do cải thiện kỳ vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023 nhiều nhất là nhu cầu tại thị trường xuất khẩu tăng, tiếp theo là cải thiện năng suất, cắt giảm chi phí…Tỉ lệ phản hồi về yếu tố nỗ lực trong hoạt động quản lý tăng lên.

Tỉ lệ doanh nghiệp NhậtBản dự báo xấu đi nhiều là do nhu cầu giảm. Điều này vượt quá những lý do chính dẫn đến sự sụt giảm của năm 2022 như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công tăng hay biến động của tỉ giá hối đoái.

Bên cạnh đó, tâm lý kinh doanh chỉ số DI năm 2023 sẽ âm ở 10/20 quốc gia/khu vực trong đó Việt Nam ở mức -3.7, giảm đáng kể so với mức 28,7 điểm năm trước.

Việt Nam, chỉ xếp thứ hai sau Singapore tại khu vực Châu Á - Châu Đại Dương. Chỉ số DI dự kiến sẽ hồi phục lên 42.1 điểm trong năm 2024.

Dự báo về lợi nhuận kinh doanh năm 2024, có 50,4% DN kỳ vọng sẽ cải thiện và 8,3% DN cho rằng sẽ xấu đi so với dự báo lợi nhuận kinh doanh của năm 2023. Nhiều công ty đang hy vọng vào sự cải thiện nhờ sự phục hồi của năm 2023.

Về phương hướng triển khai kinh doanh trong một, hai năm tới, có 56,7%doanh nghiệp Nhật Bản trả lời mở rộng tại Việt Nam (giảm 3,3 điểm so với năm trước).

Mặc dù tham vọng mở rộng vẫn cao nhưng Việt Nam là nước duy nhất trong số sáu nước chủ chốt của Asean có mức giảm so với năm trước.

Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản trả lời thu hẹp hoặc rút lui hay di chuyển sang nước thứ ba là 2,5% (tăng 1,4 điểm so với năm ngoái).

Lý do doanh nghiệp NhậtBản mở rộng kinh doanh trong một, hai năm tới ở cả ngành chế tạo và phi chế tạo đều lựa chọn mở rộng nhu cầu thị trường nội địa và tăng xuất khẩu.

Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng chức năng bán hàng do mở rộng nhu cầu thị trường trong nước là 62%.

Jetro khảo sát là 14.018 DN Nhật đang đầu tư tại 20 quốc gia/khu vực gồm 5 quốc gia/ khu vực tại Đông Bắc Á, 9 quốc gia Asean, bốn quốc gia Tây Nam Á, hai quốc gia Châu Đại Dương.

Tại Việt Nam số lượng DN khảo sát là 2.122 DN.

TÚ UYÊN

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, thẩm quyền...

3 hiệp hội ‘tố’ một công ty thu phí bất hợp lý

Ba hiệp hội ở Hải Phòng ‘tố’ Công ty cổ phần E-THT Logistics thu phí bất hợp lý, tuy nhiên công ty này khẳng định thu đúng.

Có thể thí điểm vận hành thị trường carbon từ năm 2025

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh lộ trình vận hành thị trường carbon, dự kiến sẽ thí điểm ngay từ năm 2025 với khoảng 100-200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực...

Gấp rút hoàn thiện nghị định mới về quản lý ODA, trình trước ngày 30/04

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định mới về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trình Thủ tướng trước...

Bạn đã hiểu hết về đầu tư công - động lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm hoàn thành kế hoạch và góp phần thúc...

Việt Nam thành lập Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên...

Hơn 77.000 tỷ đồng đầu tư Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tới năm 2030

Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch sẽ được dành nguồn lực đầu tư và phát triển hệ thống các khu bến cảng nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng kinh tế...

Một hũ yến giá chỉ 9.000 - 15.000 đồng, có yến thật không?

Tình trạng người người, nhà nhà làm yến sào, cơ sở sản xuất yến cho đối tác gia công tùy tiện khiến tình trạng hàng giả, hàng dỏm tràn lan

Bộ Công an yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ dự án điện mặt trời tại Quảng Bình

Ngày 12/4, nguồn tin của phóng viên cho biết, UBND tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án điện mặt trời...

Bộ Công Thương có chỉ đạo 'nóng' gửi doanh nghiệp sau chính sách thuế của Mỹ

Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp hội viên mở rộng, đa dạng hoá nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng...


TIN CHÍNH

Giới đầu tư đang rời bỏ nước Mỹ?

Giới đầu tư đang rời bỏ nước Mỹ?

Trong ngày 11/04, Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Minneapolis, cảnh báo những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư có thể đang rời khỏi nước Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump tiếp tục leo thang.




Hotline: 0908 16 98 98