GDP năm 2023 của Việt Nam tăng 5.05%

29/12/2023 09:08
29-12-2023 09:08:00+07:00

GDP năm 2023 của Việt Nam tăng 5.05%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý 4/2023 tăng 6.72% qua đó giúp GDP cả năm 2023 tăng 5.05% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới.

GDP quý 4/2023 tăng tới 6.72% qua đó giúp GDP cả năm tăng trên 5%

Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2023 ước tính tăng 6.72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý 4 các năm 2012-2013 và 2020-2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý 1 tăng 3.41%, quý 2 tăng 4.25%, quý 3 tăng 5.47%).

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4.13%, đóng góp 7.51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7.35%, đóng góp 42.58%; khu vực dịch vụ tăng 7.29%, đóng góp 49.91%.

Về sử dụng GDP quý 4/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4.86% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 53.18% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6.21%, đóng góp 44.18%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8.68%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8.76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 2.64%.

GDP năm 2023 ước tính tăng 5.05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.83%, đóng góp 8.84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3.74%, đóng góp 28.87%; khu vực dịch vụ tăng 6.82%, đóng góp 62.29%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực, trong đó kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, ứng dụng mô hình công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệu quả kinh tế. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3.88% so với năm trước, đóng góp 0.34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3.74% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0.02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3.71%, đóng góp 0.1 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3.02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 1.0 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3.62%, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0.93 điểm phần trăm. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.18%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3.79%, đóng góp 0.14 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 3.17%, làm giảm 0.1 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 7.06%, đóng góp 0.51 điểm phần trăm

Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6.82% so với năm trước, cao hơn mức tăng 2.01% và 1.75% của các năm 2020-2021. Một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8.82% so với năm trước, đóng góp 0.86 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 9.18%, đóng góp 0.55 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6.24%, đóng góp 0.37 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12.24%, đóng góp 0.31 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11.96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37.12%; khu vực dịch vụ chiếm 42.54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11.96%; 38.17%; 41.32%; 8.55%).

Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3.52% so với năm 2022, đóng góp 41.04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4.09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2.54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4.33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32.32%.

Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10,221.8 ngàn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101.9 triệu đồng/người, tương đương 4,284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199.3 triệu đồng/lao động (tương đương 8,380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3.65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0.6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Nhật Quang

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU mong muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

Liên minh châu Âu mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Thành phố Phú Quốc sẽ được tách ra làm 2 đặc khu

Các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo;...

50 năm non sông liền một dải - Bài 7: Viết tiếp câu chuyện nghĩa tình

Trong hành trình 50 năm xây dựng và phát triển, TPHCM không chỉ giữ vai trò đầu tàu kinh tế, phát triển năng động, văn minh, hiện đại; mà sâu thẳm trong từng con...

Quyết định cách đặt tên, quy mô dân số, diện tích xã, phường sau sáp nhập

Phường sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5km2 trở lên. Đối với phường thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có quy mô dân số từ 45.000 người trở lên.

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 7 văn kiện quan trọng lĩnh vực đường sắt và đường bộ

Việc ký kết các văn kiện trên góp phần vào thành công của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời...

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước cần xông pha về chuyển đổi số, tạo động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò tiên phong và trách nhiệm lớn lao của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong bối cảnh thế giới có nhiều...

Trước khi sáp nhập, quy mô kinh tế Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định có gì đặc biệt?

Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định sẽ về sáp nhập, dự kiến lấy tên là tỉnh Ninh Bình. Vậy, quy mô kinh tế 3 địa phương này ra sao trước khi về dưới một mái nhà?

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều ngày 14/04, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình - Tổng Bí thư Ban Chấp...

Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 01/07

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ động hướng dẫn, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chuẩn bị...

50 năm non sông liền một dải - Bài 6: Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM - Khẳng định vai trò đầu tàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trải qua 25 năm, từ một thị trường chứng khoán sơ khai, non trẻ với chỉ 2 mã chứng khoán được niêm yết, đến nay Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đã phát triển...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98