Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ nào tăng doanh thu mạnh nhất?

08/12/2023 11:09
08-12-2023 11:09:02+07:00

Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ nào tăng doanh thu mạnh nhất?

Bảo hiểm trách nhiệm là sản phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc của mảng phi nhân thọ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí cao nhất trong 9 tháng đầu năm nay.

Bảo hiểm phi nhân thọ là sản phẩm bảo hiểm dành cho con người và tài sản. Người tham gia chỉ đóng phí một lần. Công ty bảo hiểm sẽ cam kết chi trả, bồi thường cho người mua bảo hiểm nếu có những rủi ro xảy ra gây tổn thất về vật chất, cơ thể, tai nạn con người. Trong trường hợp đối tượng được bảo hiểm không gặp bất kỳ rủi ro nào thì sau khi kết thúc hợp đồng, người tham gia sẽ không được nhận lại số tiền đã đóng.

Doanh thu phí bảo hiểm tăng chậm

Theo số liệu thống kê các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ công bố thuyết minh về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu phí bảo hiểm gốc của mảng bảo hiểm phi nhân thọ đạt 20,405 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mảng phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm có tỷ trọng doanh thu cao nhất, đạt 7,164 tỷ đồng, chiếm 35% và tăng 2% so với cùng kỳ.

Bảo hiểm xe cơ giới xếp thứ hai với doanh thu đạt 4,701 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23%, tăng 2% so với cùng kỳ. Xếp sau đó là bảo hiểm tài sản với doanh thu 4,559 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22% và tăng 6%.

Nguồn: VietstockFinance

Dù chỉ chiếm tỷ trọng 5% trong tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm lại có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng 9%, đạt 937 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023.

Các nghiệp vụ bảo hiểm khác, gồm: bảo hiểm cháy nổ gần như đi ngang so với cùng kỳ, đạt doanh thu 1,338 tỷ đồng; bảo hiểm hàng hóa đạt 667 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ; bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt 625 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp đầu tiên vượt kế hoạch chỉ sau 9 tháng

Dù chật vật trong việc tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm do nền kinh tế khó khăn và áp lực chi phí bồi thường bảo hiểm gia tăng, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn sống khỏe nhờ nền lãi suất huy động cao từ năm 2022 phát huy tác dụng.

Nguồn: VietstockFinance

Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong tháng 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của 11 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (trên HOSEHNX, UPCoM) đạt 50,423 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: VietstockFinance

Phần lớn chi phí kinh doanh bảo hiểm (chi phí bồi thường và chi phí khác) tăng nhanh hơn doanh thu (tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, lên 49,298 tỷ đồng), khiến tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm đi lùi 60%, còn 1,124 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Song lợi nhuận trước thuế của 11 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ này vẫn đạt 3,283 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước; nhờ lợi nhuận đầu tư tài chính tăng 38%, lên 9,820 tỷ đồng; bù đắp cho lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm giảm 60%, xuống còn 1,124 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Đáng chú ý là ông lớn BVH có lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 36%, lên 8,078 tỷ đồng; chủ yếu là lãi tiền gửi 6,693 tỷ đồng và đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu 2,844 tỷ đồng - tăng lần lượt 71% và 13%, giúp bù đắp được khoản lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đưa lợi nhuận ròng tăng 15%, đạt hơn 1,364 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

So với kế hoạch cả năm, PTI, MIGPGI là 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên vượt kế hoạch lợi nhuận năm dù chỉ mới đi qua 9 tháng. Trong khi đó, AIC có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận thấp nhất - chỉ mới đạt 56%.

Bảo hiểm trách nhiệm là sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, tất cả doanh nghiệp đều có trách nhiệm pháp lý với khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng. Nếu bên thứ ba chịu thiệt hại về tài sản hay thương tật do sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm. Ngoài việc chi trả bồi thường, doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng không nhỏ về thời gian, uy tín thương hiệu và chi phí pháp lý liên quan. Do vậy, trong trường hợp này, bảo hiểm trách nhiệm được xem là công cụ hiệu quả giúp bảo vệ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm được chia thành 4 loại hình:

  • Bảo hiểm trách nhiệm công cộng: Chi trả cho doanh nghiệp chi phí bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại về tài sản hoặc người ốm đau, thương tật phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xảy ra trong thời hạn bảo hiểm và các chi phí khiếu kiện pháp lý liên quan tới khiếu nại đó.
  • Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: Doanh nghiệp tham gia chương trình bảo hiểm này trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm mà doanh nghiệp bán/cung cấp/sửa chữa/thay thế/xử lý hay phục vụ gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng/hàng hóa/sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ được công ty bảo hiểm chi trả chi phí khiếu kiện pháp lý liên quan tới khiếu nại, chi phí bồi thường theo trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm đối với những thiệt hại về người (thương tật, ốm đau) và tài sản của người tiêu dùng hàng hóa/sản phẩm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm.
  • Bảo hiểm trách nhiệm công cộng và sản phẩm kết hợp
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Cung cấp sự đảm bảo tài chính nhằm đáp ứng các chi phí kiện tụng và các thiệt hại phải trả cho bên thứ ba do sai sót trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn của doanh nghiệp hoặc nhân viên của doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp, cá nhân, đối tác đang cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, chuyển giao hoặc các dịch vụ chuyên nghiệp khác có thể được khuyến nghị tham gia bảo hiểm trách nhiệm như khám bệnh, chữa bệnh, luật sư, môi giới bảo hiểm, vận hành cảng và thủ kho…

Khang Di

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Viglacera dự kiến cho thuê 173ha đất KCN năm 2024, lãi ròng quý 1 tăng nhẹ

Năm 2024, Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HOSE: VGC) đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng với chỉ tiêu lãi trước thuế 1,110 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2023; dự kiến...

MWG đồng loạt giải thể 2 công ty con trong mảng nông sản và kho vận nhằm tối ưu vận hành

Ngày 08/05, HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) thông qua quyết định giải thể 2 công ty con là CTCP 4K Farm và CTCP Logistics Toàn Tín, với lý do tái cơ...

HAG đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 đi lùi, nguồn thu chủ lực từ cây ăn trái

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) đặt mục tiêu tổng doanh thu tăng 20%, chủ lực tới từ cây ăn trái. Song, lãi sau...

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...

Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, Danh Khôi Holdings bị xử phạt

Ngày 04/05/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings về hành vi...

Các hãng hàng không Việt chi bao nhiêu để thuê máy bay mỗi năm?

Trong những năm gần đây, ngành hàng không đã chứng kiến một xu hướng đáng chú ý: Chi phí thuê máy bay ngày càng tăng, trong khi lượng cung máy bay không tăng nhiều...

Thị trường thuận lợi, công ty chứng khoán lại có một quý “hốt bạc”

Quý 1/2024, lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Đạm Hà Bắc tiếp tục có lãi nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ

Kết thúc quý 1, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) tiếp tục báo lãi dù cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98