Ngành dệt may 2023: Đã lường trước khó khăn nhưng không ngờ khó đến vậy

27/02/2024 11:02
27-02-2024 11:02:00+07:00

Ngành dệt may 2023: Đã lường trước khó khăn nhưng không ngờ khó đến vậy

Khó khăn đến từ nhu cầu suy yếu đã ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả kinh doanh năm 2023 của các doanh nghiệp dệt may. Năm 2024, ngành dệt may có cái nhìn thận trọng với kỳ vọng thoát được “đáy” khó khăn.

Ảnh minh họa

“2023 là năm khó khăn nhất trong suốt hơn 30 năm xuất khẩu của ngành dệt may, nếu không tính năm 2020 thế giới đóng cửa vì dịch bệnh” - lời của ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu dệt may Việt Nam giảm tới 11%, chỉ đạt 40 tỷ USD và cách xa mục tiêu ban đầu đặt ra 47-48 tỷ USD. Diễn biến thực tế thị trường theo kịch bản xấu nhất, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.

Theo dữ liệu của VietstockFinance, trong 29 doanh nghiệp dệt may trên sàn (HOSE, HNX, UPCoM) công bố kết quả kinh doanh năm 2023, có 22 doanh nghiệp giảm lãi, 5 doanh nghiệp báo lỗ và chỉ 2 doanh nghiệp tăng lãi. Tổng doanh thu và lãi ròng đạt lần lượt gần 72,500 tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ) và hơn 1,800 tỷ đồng (giảm 54%).

Riêng quý 4/2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp này khoảng 18,700 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó lãi ròng lại tăng 2%, lên 590 tỷ đồng, chủ yếu do đơn hàng dần tăng trở lại nhờ nhu cầu may mặc dịp lễ, Tết.

“Oằn mình” vượt khó

Xét về con số tuyệt đối, có 17 doanh nghiệp dệt may đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng trong năm 2023. Cụ thể, Vinatex đạt mức doanh thu cao nhất nhóm với gần 16.5 ngàn tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ; nhưng lãi ròng giảm mạnh 89%, xuống 62 tỷ đồng. Đây là con số lợi nhuận thấp nhất trong 15 năm qua của Vinatex, kể từ 2009.

May Việt Tiến (UPCoM: VGG) là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành ghi nhận sự tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu của VGG tăng 2%, lên hơn 8.6 ngàn tỷ đồng, nhờ giảm khoản hàng bán trả lại và lãi ròng tăng 5%, đạt 182 tỷ đồng - mức cao nhất trong 4 năm qua của VGG, kể từ năm 2020.

Nhờ duy trì đơn hàng với tệp khách hàng ổn định trong năm 2023, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) lập doanh thu cao kỷ lục gần 7.1 ngàn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; nhưng lãi ròng giảm 23%, về 226 tỷ đồng, do chi phí tài chính tăng cao.

Đối với doanh nghiệp xơ sợi - thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may - có Damsan (HOSE: ADS) ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý 4/2023. Tính chung cả năm, lãi ròng của ADS đạt 62 tỷ đồng, giảm 8%, do phải gia tăng chi phí cho việc nâng cấp máy móc.

Tổng CTCP Phong Phú (UPCoM: PPH) cũng lấy lại đà tăng trưởng trong quý 4/2023, ghi nhận doanh thu cả năm 1,750 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ) và lãi ròng 331 tỷ đồng (giảm 30%).

Chuỗi ngày thê thảm

Cùng khó khăn chung của ngành, hoạt động kinh doanh của CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HOSE: GIL) càng thêm khó khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán với “gã khổng lồ” Amazon.

Nhờ lãi quý 4 đột biến, Công ty thoát được một năm thua lỗ một cách ngoạn mục, với lãi ròng cả năm đạt 28 tỷ đồng, song giảm mạnh 92% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của GIL trong 17 năm qua, kể từ năm 2007.

Lợi nhuận ròng của GIL từ năm 2007-2023

Đối tác chính của GIL là Garmex Sài Gòn (HOSE: GMC) cũng chịu tác động dây chuyền, thua lỗ suốt 2 năm (2022 - 2023) lần lượt 85 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.

Tuy nhiên, gây thất vọng nhất trong nhóm phải là CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (UPCoM: FTM), lỗ 222 tỷ đồng trong năm 2023, nối dài chuỗi thua lỗ 5 năm liên tiếp kể từ năm 2019 và đến nay lỗ lũy kế đã lên gần 900 tỷ đồng, kéo theo việc âm vốn chủ sở hữu đến 385 tỷ đồng.

Lợi nhuận ròng của FTM từ năm 2018-2023

Do trích lập dự phòng phải thu khó đòi gấp hơn 8 lần hồi đầu năm, lên 64 tỷ đồng, Tổng CTCP Dệt may Hà Nội (UPCoM: HSM) bất ngờ lỗ kỷ lục 117 tỷ đồng trong năm 2023, thổi bay toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích lũy của Công ty. Tính đến ngày 31/12/2023, HSM lỗ lũy kế gần 98 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch

Dự báo trước được những khó khăn, hầu hết doanh nghiệp dệt may đều lên kế hoạch đầy thận trọng cho năm 2023. Không ít cái tên đặt mức tăng trưởng đi lùi tới 2 con số.

Tuy nhiên khép lại năm 2023, chỉ có 9/29 doanh nghiệp dệt may công bố vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm. Những tên tuổi lớn góp mặt trong danh sách gồm SGI, VGG, M10, HDM, HTG… 4 doanh nghiệp chưa thực hiện được một nửa mục tiêu lợi nhuận 2023 là GIL, AAT, EVESTK.

Kết quả thực hiện kế hoạch 2023 của các doanh nghiệp dệt may
Nguồn: VietstockFinance

Cuối năm, việc làm có khởi sắc?

Năm 2023, lao động dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng cắt giảm. Tại Garmex còn vỏn vẹn 35 người, tức giảm 1,947 lao động so với đầu năm. Tính chung 2 năm gần nhất, Garmex giảm tổng cộng 3,775 người.

Không chỉ riêng trên sàn chứng khoán, Công ty TNHH Hansae Việt Nam - doanh nghiệp chuyên gia công đồ may mặc thể thao xuất khẩu tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, TP.HCM cũng cắt giảm lao động từ gần 11,000  xuống còn khoảng 2,500 công nhân.

Đứng ngoài “làn sóng” sa thải, Vinatex buộc phải hy sinh lợi nhuận, cổ tức để giữ chân 62,000  lao động và đảm bảo lương không giảm quá sâu. Còn TNG duy trì việc làm và thu nhập ổn định ở mức 9.4 triệu đồng/người/tháng cho 18,000 lao động.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho năm 2024, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải cắt giảm lao động nữa. Vào ngày 14/12/2023, Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, hiện có hơn 80 doanh nghiệp trên địa bàn muốn tuyển dụng lao động, trong đó lĩnh vực dệt may, da giày có nhu cầu tuyển dụng lớn với hơn 20,000 lao động.

May Việt Tiến có nhu cầu tuyển hơn 1,000 vị trí làm việc tại TP.HCM gồm công nhân may, quản lý chuyền may, nhân viên may mẫu… với thu nhập từ 10-30 triệu đồng/tháng.

Kỳ vọng hồi phục trong nửa cuối năm 2024

Dự báo về xuất khẩu dệt may năm 2024, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khả quan, đạt 44 tỷ USD, tăng 9.2% so với năm 2023.

Trên thực tế, tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam tháng 1/2024 cũng khá tích cực, với kim ngạch xuất khẩu tăng 28.6% so với cùng kỳ. Các chỉ số sản xuất của ngành cũng đều tăng cao, đặc biệt là sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 57%.

Phát biểu tại cuộc họp tổng kết năm 2023, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu nói: tín hiệu tại một số thị trường lớn, như Mỹ, đã "ấm" trở lại. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2023; song đây cũng là mục tiêu khó, vì về dài hạn, "chưa thể dự báo thị trường sẽ ra sao trước những xung đột địa - chính trị".

Theo ông Hiếu, ngành may dự báo từ quý 3/2024 mới có tiến triển tốt. Ngành sợi qua quý 4/2024 mới có thể phục hồi.

Trong khi đó, đánh giá của nhiều tổ chức tài chính cho thấy, triển vọng đơn hàng trong năm 2024 của ngành dệt may Việt Nam sẽ ở mức tích cực hơn, nhưng các khó khăn vẫn còn.

Báo cáo của SSI Research lưu ý, căng thẳng ở Biển Đỏ có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý 1/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2024, kỳ vọng biên lãi gộp của các công ty dệt may sẽ dần cải thiện lên mức 14-15%, do nhu cầu phục hồi chậm xuyên suốt cả năm.

Thế Mạnh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (16)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện 41% kế hoạch lãi sau thuế chỉ sau 1 quý

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với tổng doanh thu và lãi sau thuế lần lượt gần 585 tỷ đồng và gần 575 tỷ đồng, tương...

HQC kế hoạch lãi 100 tỷ sau gần thập kỷ, muốn phát hành 30 triệu cp gấp 2.6 lần thị giá để hoán đổi nợ 

Địa Ốc Hoàng Quân vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 với kế hoạch doanh thu kỷ lục 2,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng, gấp hơn 19 lần năm...

HAN đặt kế hoạch lãi 2024 tăng nhẹ, đấu thầu các công trình ước khoảng 4 ngàn tỷ 

Năm 2024, HAN đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế hơn 66 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với năm 2023. Đáng chú ý, Doanh nghiệp tập trung đấu thầu thi công vào các nhóm công...

Rót gần 1.2 ngàn tỷ vào Le Méridien Da Nang, Tokin Land liên tục thua lỗ

CTCP Tonkin Land công bố BCTC hợp nhất 2023 cho thấy tiếp tục lỗ gần 30 tỷ đồng, năm trước đó lỗ hơn 19 tỷ đồng và năm 2021 lỗ 12 tỷ đồng.

Bầu Đức: Lỗ lũy kế là nỗi ám ảnh của tôi và tất cả cổ đông, tham vọng IPO công ty chăn nuôi vào cuối 2024

Sáng ngày 10/05, diễn ra ĐHĐCĐ CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG), mục tiêu lãi sau thuế mục tiêu 2024 đi lùi 26% so với thực hiện năm trước, còn 1,320 tỷ...

Sau sự cố bị tấn công mạng, VNDIRECT lại gặp "vận hạn" vì bị mạo danh để lừa đảo

Ngày 09/05, CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã đưa ra cảnh báo đối với khách hàng về hình thức dụ dỗ, lừa đảo, mạo danh Công ty nhằm chiếm đoạt tài sản của...

IPA rót 850 tỷ đồng vào công ty liên quan Trung Nam, dự phòng 474 tỷ đồng với CRE

Ba tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA) thuộc hệ sinh thái của VNDirect đã chi ra 850 tỷ đồng để sở hữu 9.36% vốn của CTCP Năng lượng Tái tạo Trung...

Lộc Trời lên tiếng về lùm xùm nợ hàng trăm tỷ tiền mua lúa của nông dân

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) lên tiếng về lùm xùm nợ tiền mua lúa của nông dân, nhấn mạnh sẽ chấp nhận bán lúa giá thấp để nhanh chóng trả nợ. LTG cũng chấp...

Hoạt động tài chính giúp CEO thoát cảnh đi lùi

Doanh thu tài chính gấp 4 lần và chi phí lãi vay chỉ bằng 1/3, tạo điều kiện không thể thuận lợi hơn để CEO lãi ròng 36 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 26% so với...

Thời tiết nóng đột biến, doanh nghiệp bán máy lạnh báo lãi tăng 80% trong quý 1

Với doanh nghiệp chuyên bán máy lạnh như CTCP Tập đoàn Nagakawa (HNX: NAG), thời tiết nóng bức chính là chất xúc tác tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98