Ngành may khởi đầu 2025 tích cực, nhưng rủi ro thuế Mỹ vẫn chực chờ

27/02/2025 16:53
27-02-2025 16:53:00+07:00

Ngành may khởi đầu 2025 tích cực, nhưng rủi ro thuế Mỹ vẫn chực chờ

Dệt may Việt Nam khởi đầu năm 2025 với tín hiệu tích cực khi nhiều đơn vị đã có đơn hàng đến hết tháng 6. Tuy nhiên, quý 3/2025 sẽ là "biến số" lớn khi các chính sách thuế của Mỹ có thể thay đổi cục diện.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: Vinatex

Chiều 24/02, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) tổ chức hội thảo chuyên đề tháng 2. Tại đây, Tổng Giám đốc Cao Hữu Hiếu thông tin kết quả kinh doanh tháng 1/2025 của Vinatex tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước. Ngành sợi đã có đơn hàng, nhiều đơn vị có lãi trở lại nhờ sản xuất các sản phẩm sợi đặc thù cho thị trường ngách.

Về ngành may, hầu hết các đơn vị của Tập đoàn đã có đủ đơn hàng đến hết tháng 6/2025 và đang tiếp tục đàm phán cho quý 3. Tuy nhiên, khách hàng còn thận trọng trước nguy cơ tác động của các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến chuỗi cung ứng và xu hướng tiêu dùng.

Ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng HĐQT Vinatex cập nhật kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 1/2025 đạt 3.68 tỷ USD, giảm 0.7% so với cùng kỳ, do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng giá trị xuất khẩu trung bình mỗi ngày tăng trên 20%. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 1.44 tỷ USD (tăng 5.6%), EU đạt 366.1 triệu USD (tăng 4%) và Hàn Quốc đạt 343.4 triệu USD (tăng 1.2%).

Ông Cầm phân tích Việt Nam ít tổn thương nhất ASEAN trước thuế đối ứng của Mỹ, ngành dệt may chưa bị đánh thuế bổ sung. Xuất khẩu dệt may sang Mỹ vẫn có khả năng tăng trưởng. Tuy nhiên, Mỹ có thể siết chặt kiểm soát để ngăn Trung Quốc lách luật qua nước thứ ba, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về nguồn gốc xuất xứ của Mỹ.

Các đại diện từ Dệt May Huế (HSM), Dệt May Hòa Thọ (HTG), Dệt May miền Nam - Vinatex và PD&B đồng thuận thị trường ngành May phục hồi trong 6 tháng đầu năm, nhưng quý 3/2025 có dấu hiệu chững lại do khách hàng vẫn theo dõi tác động của các chính sách thuế Mỹ.

Hầu hết các đơn hàng chuyển sang Việt Nam trong giai đoạn này đều là đơn hàng có tính kỹ thuật cao, quy mô nhỏ, kể cả hàng dệt kim, nhưng với yêu cầu kỹ thuật vượt trội so với sản phẩm thông thường.

Do đó, các đơn vị đều tận dụng tối đa cơ hội để sản xuất hàng FOB nhằm gia tăng lợi nhuận, nhưng nếu đến nửa cuối năm 2025, các tác động của thuế quan trở nên rõ ràng, các phương án sản xuất CMT có thể được triển khai để giảm thiểu rủi ro về nguồn gốc xuất xứ khi xuất khẩu sang Mỹ.

Kết luận hội thảo, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết các chính sách thuế của Mỹ hiện vẫn chưa định hình rõ ràng và có thể thay đổi liên tục đến tháng 4/2025, tương tự trường hợp của Canada và Mexico.

Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung tận dụng cơ hội trong 6 tháng đầu năm để tăng trưởng xuất khẩu, đàm phán chặt chẽ các đơn hàng FOB đối với giao hàng sau tháng 6/2025 và chuẩn bị cho khả năng phá giá đồng Việt Nam, có thể lên đến 26,000 VNĐ/USD, nhằm ứng phó với các chính sách tài chính của Chính phủ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên 8%.

Trước đó, nhờ nhu cầu hồi phục, lợi nhuận nhiều doanh nghiệp dệt may lập đỉnh trong năm 2024, nhưng bức tranh toàn ngành vẫn chưa thể trọn vẹn. Khi những tên tuổi lớn hưởng "mùa vàng" lợi nhuận, một số doanh nghiệp nhỏ vẫn loay hoay vòng xoáy thua lỗ với tương lai đầy bất định.

>> Dệt may 2024: Bùng nổ lợi nhuận nhưng vẫn có những "nốt trầm"

Thế Mạnh

FILI

- 15:51 27/02/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xu hướng dịch chuyển của thị trường đầu tư tư nhân Việt Nam

Báo cáo khảo sát thị trường đầu tư tư nhân (PE) Việt Nam 2025 của Grant Thornton Việt Nam cho thấy, năm 2025 sẽ chứng kiến sự lạc quan trở lại, với xu hướng chuyển...

Thị trường đã hiểu đúng về bản chất trong việc áp thuế 46% của Trump?

Chia sẻ tại chương trình Vietstock LIVE ngày 04/04, ông Vũ Tuấn Duy - Bộ phận Vĩ Mô & Chiến Lược thị trường, Trung tâm Phân tích, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)...

Công ty chứng khoán dự báo gì về thị trường sau cú sốc thuế quan?

Ngày 03/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến tất cả choáng váng với mức thuế đối ứng vượt xa dự báo. Nỗi sợ cũng nhanh chóng chiếm lấy tâm trí nhà đầu tư và đẩy các...

“Choáng váng” trước đòn thuế quan, điều gì tiếp tục chờ đợi chứng khoán Việt Nam?

Sau sự kiện ngày 02/04 khi Donald Trump áp loạt thuế quan mới và gọi đó là "Ngày giải phóng" đã khiến thị trường chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam “choáng...

Dragon Capital: Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn trong trung dài hạn

Tại sự kiện Investor Day có chủ đề "Chiến lược đầu tư với chính sách mới" của Dragon Capital tổ chức chiều ngày 03/04/2025, các chuyên gia đánh giá biến động trên...

Dệt may Việt Nam chao đảo: "Mức thuế 46% từ Mỹ là cú sốc lớn"

Mỹ bất ngờ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, đẩy ngành dệt may vào thế khó. Chủ tịch TCM Trần Như Tùng lạc quan cho rằng đây là cơ hội để khai thác thị trường mới...

VinaCapital đánh giá phản ứng của thị trường trước các thông tin thuế quan

Ông Michael Kokalari - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital đã có những nhận định ban đầu về tác động của thuế đối ứng đối...

Đại diện HAWA: Có khả năng mặt hàng gỗ chưa bị áp thuế đối ứng của Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, làm dấy lên lo ngại cho các ngành xuất khẩu, trong đó có gỗ và các sản...

Nhà đầu tư chọn cổ phiếu hay vàng khi “thiên nga đen” xuất hiện?

Trong đầu tư, nỗi sợ hãi và lòng tham là hai yếu tố chi phối mọi quyết định. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh do một sự kiện “thiên nga đen”, nhiều người...

Chủ tịch VDSC: Biến động phiên 03/04 cho thấy tính bất ổn của thị trường rất lớn

Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HOSE: VDS) cho rằng thị trường cần thêm thời gian để xem Chính phủ có thể đàm phán thương lượng nhằm có các mức áp thuế thấp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98