Nguy cơ khủng hoảng nợ đang rình rập

08/02/2024 14:02
08-02-2024 14:02:00+07:00

Nguy cơ khủng hoảng nợ đang rình rập

Nếu các thị trường mới nổi quan trọng và các nước thu nhập thấp đồng thời phải đối mặt với lãi suất tăng và sự miễn cưỡng của các chủ nợ trong việc đảo nợ thì một cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể sẽ nổ ra. Để tránh kịch bản này, một thỏa thuận quốc tế về cách hỗ trợ các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ nần là cần thiết.

* Bài viết thể hiện quan điểm của bà Anne O. Krueger

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết một tỷ lệ đáng lo ngại: 56% các nước thu nhập thấp và 25% các thị trường mới nổi đang "gặp nợ nần ở mức cao hoặc rất cao". Dù một số nước đã thực hiện cải cách để đủ điều kiện vay vốn từ IMF và có triển vọng tăng trưởng kinh tế tốt, còn nhiều nước vẫn chưa làm được. Khủng hoảng nợ công đang đến gần.

Tín hiệu báo trước khủng hoảng

Trước khi bùng nổ khủng hoảng nợ, tôi nhận thấy thường có một giai đoạn mà các trái chủ gia hạn khoản vay hoặc cấp khoản vay mới với lãi suất ngày càng cao. Không có cách đơn giản nào để xác định khi nào nợ trở nên không bền vững. Các nhà phân tích thường sử dụng tỷ lệ nợ trên GDP, nhưng lãi suất cũng đóng vai trò quan trọng. Các nước thu nhập thấp với lãi suất ưu đãi có thể có tỷ lệ nợ thấp hơn so với các nền kinh tế thị trường mới nổi, nơi lãi suất cao hơn. Cấu trúc đáo hạn nợ cũng quan trọng: nếu phần lớn nợ sắp đến hạn, áp lực gia hạn sẽ rất lớn.

Việc vay nợ của các nước nghèo là hợp lý, nếu các khoản vay tài trợ cho các hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho người vay - những người đã sử dụng nguồn lực của mình để tài trợ cho các hoạt động có giá trị. Vấn đề là, chính phủ ở nhiều quốc gia vay nợ chủ yếu là để tài trợ cho những chi tiêu mang lại lợi nhuận thấp hoặc âm như sân vận động thể thao hay các dự án để gây ấn tượng trong kỳ bầu cử.

Kiểu chi tiêu như vậy, cùng với tình trạng nợ công lớn và thâm hụt ngân sách, có thể khiến các nước cho vay e dè, khiến các quốc gia gặp khó khăn trong việc vay nợ, đặc biệt là trong thời gian lãi suất tăng. Khi trái chủ bắt đầu từ chối gia hạn nợ đến hạn hoặc lãi suất mới quá cao, khủng hoảng nợ sẽ bùng nổ.

Cứu trợ có điều kiện và cải cách kinh tế là then chốt

Đối với nhiều người, giải pháp cho tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển dường như rất rõ ràng: giảm nợ cho các nước nghèo để họ dùng tiền thanh toán nợ chuyển hướng sang chi tiêu cho các dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, việc phân bổ lại như vậy không phải lúc nào cũng được đảm bảo.

Khi nợ của các nước nghèo nhất thế giới được xóa theo Sáng kiến Cứu trợ các nước nghèo của IMF và World Bank, được khởi xướng vào năm 1996, những cải cách kinh tế cần thiết đã không diễn ra. Đa số các quốc gia này một lần nữa rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất.

Nguồn: Political Cartoons

Giảm nợ chắc chắn là cần thiết. Nhưng việc cho vay, ngay cả với điều kiện ưu đãi, cho các chính phủ không thể hoặc không muốn theo đuổi các chính sách kinh tế lành mạnh, thực tế và thân thiện với doanh nghiệp chỉ đơn giản là tăng thêm nghĩa vụ trong tương lai của họ. Đó là lý do tại sao giảm nợ phải tuân theo các biện pháp cải cách.

Từ Paris Club đến Trung Quốc: Bài toán nợ phức tạp

Đây không phải là một ý tưởng mới. Từ giữa thế kỷ XX, khi các trái chủ của chính phủ thành lập Paris Club để tìm giải pháp cho khó khăn về trả nợ của các nước, họ đã dựa vào IMF để đánh giá triển vọng kinh tế của con nợ và xác định những điều chỉnh chính sách cần thiết để cải thiện hiệu quả kinh tế. Các trái chủ đã nhận ra rằng, nếu không có cải cách, nợ sẽ đơn giản là tích lũy cho đến khi một cuộc khủng hoảng khác nổ ra.

Nhưng một số chính phủ vay nợ nhiều đến mức không có điều chỉnh chính sách hợp lý nào đủ để họ đáp ứng nghĩa vụ trả nợ nếu không có sự "cắt giảm" từ trái chủ. Trong những trường hợp như vậy, các thành viên Paris Club có thể cho phép hoãn trả nợ, qua đó giảm giá trị hiện tại của khoản nợ xuống mức bền vững. Sau khi đạt được thỏa thuận, một khoản vay từ IMF sẽ cho phép quốc gia đó tiếp tục nhập khẩu trong khi các cải cách kinh tế có hiệu lực, dẫn đến tăng trưởng cao hơn.

Trong thập niên 1990, những thay đổi nhằm giải quyết nhanh hơn các vấn đề nợ đã được thực hiện, mặc dù vẫn thường xuyên có chậm trễ và gây tốn kém cho các nước mắc nợ. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, các chính phủ ngày càng vay nợ nhiều hơn từ các nguồn tư nhân. Năm 2010, các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình nợ các trái chủ tư nhân 46% nợ công. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên 61%.

Mặc dù vai trò của Paris Club giảm đi nhưng phương pháp của họ vẫn tiếp tục được áp dụng. Khi Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn vào năm 2002, nước này đã thực hiện các cải cách chính sách và nhận được khoản vay từ IMF, nhanh chóng khôi phục tăng trưởng GDP. Cùng thời gian đó, Argentina không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình, do đó nợ của họ phải được tái cấu trúc.

Tuy nhiên, ngày nay, Trung Quốc là một chủ nợ lớn khác và họ từ chối tham gia Paris Club. Các chủ nợ khác thường e ngại tham gia tái cơ cấu nợ nếu Trung Quốc không tham gia, vì họ có thể sẽ phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho Trung Quốc. Sri Lanka và Zambia đã phải đối mặt với những chậm trễ trong việc giảm nợ, vì các chủ nợ Trung Quốc từ chối các điều khoản tái cơ cấu nợ được thỏa thuận tại Paris Club, mặc dù IMF đã ủng hộ các chương trình cải cách kinh tế liên quan.

May mắn thay, tình hình tài chính của cả 2 nước đều không thu hút được sự chú ý của giới truyền thông và các chủ nợ tiếp tục cho vay ở các nước khác. Nhưng một số quốc gia, bao gồm Ai Cập, Lebanon, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nền kinh tế nhỏ hơn, tỷ lệ nợ so với xuất khẩu và nợ so với GDP cao. Tại Lebanon, nợ nước ngoài đạt 603% kim ngạch xuất khẩu và 381% tổng thu nhập quốc dân năm 2021.

Nếu các thị trường mới nổi quan trọng và các nước thu nhập thấp đồng thời phải đối mặt với lãi suất tăng và sự miễn cưỡng của các chủ nợ trong việc đảo nợ thì một cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể sẽ nổ ra. Để tránh kịch bản này, một thỏa thuận quốc tế về cách hỗ trợ các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ nần là cần thiết, qua đó cho phép IMF giải ngân nhanh và hiệu quả hơn.

Giới thiệu về tác giả Anne O. Krueger

Anne O. Krueger là cựu Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới và cựu Phó giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Bà cũng đồng thời là giáo sư nghiên cứu cao cấp về kinh tế quốc tế tại Đại học Johns Hopkins và là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Phát triển Quốc tế của Đại học Stanford.

Nguồn: Đại học Johns Hopkins

Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những tác động đa chiều khi Fed hạ lãi suất

Nhiều chuyên gia đang tranh luận về quy mô hạ lãi suất lần đầu tiên trong bốn năm và tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Thái Lan phê duyệt kế hoạch phát 4.4 tỷ USD tiền mặt cho dân

Nội các Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch trợ cấp tiền mặt khổng lồ trị giá 145.6 tỷ Baht (4.4 tỷ USD), nhằm hỗ trợ cho hàng triệu người nghèo và giúp kích thích nền...

Từ thép đến kimchi, Hàn Quốc chao đảo trước làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc

Từ những thanh thép cho đến những hũ kimchi, các nhà xuất khẩu Hàn Quốc đang phải đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt chưa từng có. Đối thủ của họ không ai khác...

Chuyên gia kinh tế của ECB khuyến nghị lộ trình cắt giảm lãi suất

Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Philip Lane, tốc độ điều chỉnh lãi suất cần phụ thuộc vào tốc độ giảm lạm phát và tình hình...

Cước vận tải biển lao dốc khi xuất khẩu Trung Quốc chững lại

Cước phí vận chuyển container đang giảm mạnh khi xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại. Chỉ số cước vận tải container xuất khẩu Shanghai cho tuyến Bắc Mỹ đã giảm gần...

Cơn đau kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc

Bức tranh kinh tế u ám của Trung Quốc đang khiến giới chuyên gia lo ngại. Sau loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng được công bố vào cuối tuần qua, các nhà phân tích...

Các ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Các ngân hàng cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém trong tháng Tám đã làm gia tăng sự chú ý đến đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và nêu bật việc cần phải...

Mỹ: Các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục tăng lương cơ bản

Các lãnh đạo phụ trách tiền lương cũng cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các chiến lược ngoài lương cơ bản để tăng tổng thu nhập cho nhân viên, chẳng hạn như các loại...

Chờ đợi động thái kế tiếp của Fed

Trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt, giới tài chính đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 17/09. Dù đã...

Sau Yagi, Trung Quốc lại đối mặt với siêu bão mạnh nhất kể từ năm 1949

Cơn bão mạnh nhất trong hơn 7 thập kỷ đã đổ bộ vào thủ phủ tài chính của Trung Quốc, mang theo gió giật mạnh và mưa lớn đến vùng duyên hải phía đông, gây xáo trộn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98