TPHCM có nhiều đặc thù để phát triển thị trường tín chỉ carbon tự nguyện

29/02/2024 19:14
29-02-2024 19:14:57+07:00

TPHCM có nhiều đặc thù để phát triển thị trường tín chỉ carbon tự nguyện

Thị trường carbon tự nguyện được xem là một trong những công cụ quan trọng trong việc góp phần đảm bảo hoàn thành được những cam kết trong mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 45% đến năm 2030 và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tham gia vào thị trường tín chỉ carbon tự nguyện tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho TPHCM.

Sáng ngày 29/02/2024, tọa đàm “Thị trường Carbon: Dự báo tác động và định hướng chính sách từ TPHCM” được tổ chức nhằm trao đổi, đề xuất chính sách từ vấn đề thị trường carbon gắn với Nghị quyết 98/2023/NQ15.

Thị trường carbon là công cụ kinh tế quan trọng thúc đẩy giảm phát khí thải nhà kính

GS.TS. Sử Đình Thành - Giám đốc Đại học Kinh tế TPHCM chia sẻ tại tọa đàm.

Tại tọa đàm, GS.TS. Sử Đình Thành – Giám đốc Đại học Kinh tế TPHCM chia sẻ, thị trường carbon là một công cụ kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy giảm phát khí thải nhà kính và chống biến đổi khí hậu.

Thị trường carbon được chia thành hai loại: Thị trường bắt buộc (sản phẩm là các hạn ngạch phát thải khí nhà kính) và thị trường tự nguyện (sản phẩm là các tín chỉ carbon). Thị trường carbon hoạt động dựa trên nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền”, cho phép các tổ chức mua bán, trao đổi các hạn ngạch phát thải khí nhà kính và một tỷ lệ nhất định các tín chỉ carbon. Thị trường carbon bắt buộc đã được chứng minh là có hiệu quả nhất trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

Từ tháng 10/2023, Liên minh châu Âu đã ban hành cơ chế thuế carbon xuyên biên giới (CBAM – Carbon Border Adjustment Mechanism), nhằm đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh thương mại quốc tế và thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính. CBAM sẽ áp dụng thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU dựa trên lượng khí thải khí nhà kính (trực tiếp và gián tiếp) phát thải trong quá trình sản xuất. Điều này được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU trong ngắn hạn.

Mặc dù vậy, cần nhiều nghiên cứu, diễn đàn thảo luận chuyên sâu hơn để có thể phân tích đa chiều tác động của CBAM và tận dụng các lợi thế, phát triển các sáng kiến nhằm tăng tốc lộ trình đạt mục tiêu trung hòa carbon cho Việt Nam cũng như TPHCM.

Triển khai thị trường carbon vào năm 2028 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho TPHCM

TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Giảng viên Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước

TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Giảng viên Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước (Đại học Kinh tế TPHCM) cho rằng, thị trường carbon tự nguyện cho phép tổ chức và cá nhân mua bán tín chỉ carbon để phục vụ một số mục đích liên quan đến bảo vệ môi trường hoặc muốn xóa bỏ "dấu chân" carbon.

Thị trường carbon tự nguyện được xem là một trong những công cụ quan trọng trong việc góp phần đảm bảo hoàn thành được những cam kết trong mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 45% đến năm 2030 và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Bà Nhung đánh giá, thị trường carbon tự nguyện là xu thế, xu hướng của thế giới. Thị trường này cung cấp cơ chế linh hoạt và hiệu quả, giúp cho các cá nhân, tổ chức đẩy nhanh tiến độ, hành động để giúp giảm thiểu tác động lên môi trường, đảm bảo một số cam kết liên quan đến môi trường.

TPHCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí (phát thải hơn 60 triệu tấn CO2/năm, chiếm khoảng 18-23% cả nước). Do đó, việc triển khai thị trường carbon vào năm 2028 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Thành phố.

Đầu tiên, giúp giảm phát thải khí nhà kính, góp phần cải thiện môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Thứ hai, gia tăng hiệu quả kinh tế. Thị trường carbon sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng hiệu quả hơn các đầu vào sản xuất, từ đó góp phần gia tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, thị trường carbon sẽ tạo cơ hội thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường, thu hút nguồn tài chính khí hậu quốc tế... thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và tạo ra nhiều việc làm mới.

Thêm vào đó, tham gia vào thị trường carbon quốc tế sẽ giúp TPHCM nâng cao vị thế quốc tế trong nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu.

Bà Nhung đánh giá TPHCM có nhiều đặc thù để phát triển thị trường tín chỉ carbon tự nguyện.

Ở phía cầu, TPHCM có quy mô nhu cầu tín chỉ carbon lớn, với lượng doanh nghiệp nhiều nhất cả nước, lượng doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao, nhận thức về bảo vệ môi trường của cá nhân và tổ chức cao.

Về phía cung, đặc thù của TPHCM có các dự án có thể phát triển từ cả khu vực công và tư về công nghiệp, thương mại, giao thông, quản lý chất thải, năng lượng tái tạo, hộ gia đình và rừng...

Đề xuất về một số phương án phát triển thị trường tín chỉ carbon, với vai trò là bên bán tín chỉ carbon, bà Nhung cho rằng TPHCM có thể đầu tư vào các dự án lắp đặt hệ thống đèn led tại các khu vực công cộng/ cơ quan Nhà nước, đầu tư vào các dự án phân loại rác thải, thúc đẩy chuyển đổi và sử dụng xe điện, rừng ngập mặn…

Để tăng cường vai trò là bên phát hành tín chỉ carbon trong thị trường carbon tự nguyện, TPHCM có thể ưu tiên ban hành một số chính sách như quy định về nguồn vốn tài trợ và các phương thức sử dụng vốn cho hoạt động phát triển dự án phát hành tín chỉ carbon. Ngoài ra, TPHCM cũng có thể thúc đẩy chính sách về việc sử dụng nguồn thu nhận được từ phát hành tín chỉ carbon, điều này cũng có thể giúp tạo ra nguồn thu mới cho Thành phố và khuyến khích các dự án môi trường.

Cát Lam

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sẽ khởi công 9 tuyến đường sắt trước năm 2030

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. Có thể thấy, với nhu cầu đầu tư...

Đề nghị xử lý trách nhiệm bộ trưởng, thứ trưởng liên quan sai phạm tại Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định...

Dự kiến thí điểm sàn giao dịch carbon từ 2025, đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian

Dự thảo Nghị định về sàn giao dịch carbon trong nước của Bộ Tài Chính đăng tải ngày 25/03/2025 đã đưa ra các quy định giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát...

Trà Vinh sắp gọi đầu tư 5 nhà máy điện gió tổng vốn hơn 13.8 ngàn tỷ

5 dự án nhà máy điện gió tỉnh Trà Vinh lên kế hoạch kêu gọi nhà đầu tư có tổng công suất 272MW, vốn đầu tư hơn 13.8 ngàn tỷ đồng

Xem xét đề nghị quản lý nhập khẩu máy đào bitcoin

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương vừa đề nghị Bộ Tài chính sớm chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu phân loại, áp mã HS cụ thể đối với mặt hàng...

Đề nghị quy hoạch các trung tâm công nghiệp năng lượng, điện gió

Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương quy hoạch hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng, trung tâm điện gió tại các địa phương. Đặc biệt, Bộ Công...

Từ 1/4, tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước

Từ ngày 1/4, ngành Thống kê bắt đầu tiến hành Điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước; đây là cuộc điều tra hàng năm trong Chương trình điều tra thống kê quốc...

Giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 8.98% kế hoạch

Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/3/2025 là 78,712 tỷ đồng, đạt 8.98% kế hoạch, đạt 9.53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Mối lo từ công nghệ lạc hậu, phụ thuộc

Báo cáo mới nhất về sức khỏe của doanh nghiệp cũng như thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang ở bước chuyển tiếp từ giai...

Không để xảy ra tình trạng còn vật liệu tại mỏ nhưng không thể cấp cho các dự án trọng điểm khác

Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Đồng Nai chủ động kiểm tra, kiểm soát việc khai thác vật liệu đá trên địa bàn của các chủ đầu tư, nhà thầu, không để xảy ra tình trạng còn...


TIN CHÍNH

Bộ Nội vụ đề xuất tiêu chí mới, dự kiến thu gọn còn 5.000 xã

Bộ Nội vụ đề xuất tiêu chí mới, dự kiến thu gọn còn 5.000 xã

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, với các tiêu chí mới, tổng số đơn vị hành chính cấp xã dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị.




Hotline: 0908 16 98 98