Chứng khoán tháng 4: Nên phòng thủ hay tấn công?

02/04/2024 13:02
02-04-2024 13:02:00+07:00

Chứng khoán tháng 4: Nên phòng thủ hay tấn công?

Thị trường chứng khoán (TTCK) trải qua tháng 3 giao dịch thành công với mức tăng 3% của chỉ số VN-Index, tiến lên 1,284.09 điểm. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, chỉ số có thể gặp thách thức trong tháng giao dịch kế tiếp.

Gặp thách thức sau chuỗi tăng liên tiếp

Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam, TTCK đã có một chuỗi tăng rất tốt trong tháng 3 và hiện nay chỉ số VN-Index đang tiệm cận quanh mức 1,300 điểm.

Ông Minh đánh giá, thị trường có thể đi lên trong tháng 4, nhưng mức độ không được như tháng trước, độ rộng thị trường cũng không còn như thời điểm tháng 3.

Nguyên nhân chủ yếu do thị trường rơi vào vùng trũng thông tin, không có nhiều thông tin hỗ trợ hoặc rõ ràng, nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào ĐHĐCĐ, để đánh giá kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2024. Đây là thời điểm thị trường xảy ra sự phân hóa rõ nét, dòng tiền thường chọn giải pháp đứng ngoài quan sát, cho nên xu hướng không được thuận lợi như tháng 3 và thanh khoản có thể sụt giảm so với tháng 3.

Ngoài ra, các rủi ro trong ngắn hạn khác như áp lực lạm phát có dấu hiệu nhích tăng nhẹ trở lại, tỷ giá đang neo ở mức cao, chỉ số USD (DXY) vẫn trong xu hướng tăng sẽ là yếu tố khiến cho thị trường gặp khó trong tháng 4.

Đồng quan điểm, ông Phạm Thành Danh, Trưởng phòng Tư vấn Đầu tư SSI - chi nhánh Nguyễn Công Trứ nhìn nhận, thị trường đã có một chuỗi tăng từ tháng 11/2023 cho đến nay; do đó, khi chỉ số VN-Index lên đến vùng 1,300 điểm, có thể xuất hiện rung lắc. Theo ông Danh, trung bình thị trường tăng 30 - 40%, có thể xuất hiện điều chỉnh mỗi lần từ 5 - 7%.

Về vấn đề tỷ giá, vị trưởng phòng từ SSI cho biết, trong thời gian vừa qua, Mỹ giữ lãi suất cao, trong khi Việt Nam giữ lãi suất ở mức thấp, điều này làm ảnh hưởng đến áp lực tỷ giá. Do đó, trong thời gian tới, khi Mỹ giảm lãi suất thì khe hở (gap) giữa lãi suất 2 quốc gia sẽ được thu hẹp, từ đó giúp giảm áp lực tỷ giá.

Ông cho biết, khi tỷ giá tăng thì những ngành xuất khẩu sẽ được hưởng lợi, ngược lại nhập khẩu gặp bất lợi. “Mặc dù Việt Nam xuất siêu, nhưng chủ yếu từ các FDI và đa phần nằm ở doanh nghiệp không có trên sàn”, ông nói.

Giải mã vốn ngoại rút ròng

Một vấn đề khác liên quan đến tỷ giá là câu chuyện về dòng vốn đầu tư nước ngoài, các ETF đã rút ròng ở khắp các khu vực thuộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Minh cho biết, thời gian qua, dòng vốn ETF đang có sự dịch chuyển, rút ra khỏi các khu vực thuộc Đông Nam Á, ngoại trừ Indonesia.

Vị chuyên gia của Yuanta chỉ ra, nguyên nhân đầu tiên do áp lực tỷ giá. Đồng USD tăng trở lại và Fed vẫn chưa có thời điểm rõ ràng trong việc giảm lãi suất. Đồng USD vẫn còn khuynh hướng mạnh trong ngắn hạn, các đồng tiền trong khu vực Đông Nam Á suy yếu và thời gian gầy đây tỷ giá USD/VND cũng bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân thứ hai, các thị trường khác như Mỹ hoặc châu Âu có mức tăng mạnh. Do đó, khi các ETF nhận thấy các thị trường khác tăng rất mạnh so với các thị trường khu vực Đông Nam Á (trừ chỉ số của Indonesia), tức các hiệu suất không bằng những thị trường phát triển như Mỹ hay châu Âu, họ đã dịch chuyển dòng tiền sang các thị trường đó. Hơn nữa, các kênh đầu tư khác (như vàng, bitcoin) đang mạnh lên, cũng là lý do khiến dòng vốn không lựa chọn vào khu vực các thị trường tăng kém.

Áp lực trong ngắn hạn vẫn còn. Dòng vốn ETF nói riêng và dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài nói chung vẫn còn áp lực rút ròng trong 6 tháng đầu năm 2024”, ông Thế Minh nói.

Chiến lược phòng thủ là chủ đạo

Về chiến lược giao dịch trong ngắn hạn, như đã đề cập, chuyên gia của Chứng khoán Yuanta cho biết, tháng 4 không phải là thời điểm thuận lợi cho các chiến lược lướt sóng ngắn hạn cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, chiến lược phù hợp là nên phòng thủ và hạ bớt tỷ trọng nắm giữ, cẩn trọng hơn, hạn chế lướt sóng tìm kiếm lợi nhuận như giai đoạn vừa rồi.

Nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu thuộc nhóm trú ẩn hơn là lướt sóng. Đơn cử, nhóm dịch vụ dầu khí, hóa chất (có beta cao với thị trường, nhưng nhóm này kỳ vọng được hưởng lợi từ chuyện tăng trưởng trong năm nay nên áp lực điều chỉnh sẽ không lớn như nhóm cổ phiếu khác). Một nhóm khác, theo ông Minh, cũng có hệ số beta cao là nhóm ngân hàng, xoay quanh thông tin chi trả cổ tức bằng tiền trong kỳ ĐHĐCĐ tới.

Còn ở góc nhìn trung và dài hạn, ông Thế Minh nhận định, thị trường vẫn còn đi lên và những nhịp điều chỉnh là cơ hội cho nhà đầu tư bị bỏ lỡ trong đoạn vừa qua.

Tương tự, ông Danh cũng khuyến nghị trong ngắn hạn, nên tập trung vào chiến lược phòng thủ, vì thị trường đã tăng trong 5 tháng qua. Khi thị trường điều chỉnh giảm, có thể tập trung vào các nhóm ngành có câu chuyện.

Vị trưởng phòng SSI chỉ ra: ngành ngân hàng vẫn là trụ cột, được đánh giá chỉ mới vào sóng; nhóm bất động sản liên quan đến câu chuyện các thị trường đang có dấu hiệu ấm hơn. Nhìn xa hơn về cuối năm là các cổ phiếu thủy sản, liên quan đến tỷ giá và xuất nhập khẩu.

Duy Khánh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 02/04: Rủi ro ngắn hạn giảm dần?

Yuanta nhận định thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục trong phiên 02/04, và nếu chỉ số VN-Index vượt hoàn toàn vùng 1,314-1,316 điểm thì rủi ro ngắn hạn có thể...

“Thăm dò” kết quả kinh doanh quý 1, ngành nào bùng nổ?

Ông Đào Hồng Dương - Giám đốc phân tích ngành và cổ phiếu của VPBankS đánh giá bức tranh vĩ mô quý 1 mang màu sắc tích cực, tăng trưởng GDP dự báo tốt hơn năm...

Góc nhìn 01/04: Có thể về dưới 1,300?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cùng nhìn nhận thị trường đang chịu áp lực điều chỉnh với rủi ro ngắn hạn gia tăng. VN-Index có thể tiếp tục giảm khi lực bán vẫn áp...

HPG, DPG và FPT có khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua HPG vì kế hoạch lợi nhuận 2025 đặt mục tiêu tăng trưởng 25% so với năm trước; mua DPG vì tiềm năng của 3 mảng kinh...

Góc nhìn tuần 31/03-04/04: Nguy cơ điều chỉnh, VN-Index có thể về 1,300?

Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn rung lắc mạnh khi VN-Index liên tục đánh mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) nhận định...

Lạm phát sẽ chịu tác động từ thuế quan, nhưng được bù trừ bởi giá dầu và lãi suất

Chia sẻ tại Webinar với chuyên đề “Khơi dòng thịnh vượng - kiến tạo tài sản bền vững” tổ chức ngày 28/03, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát...

Góc nhìn 28/03: Tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng mặc dù một số cổ phiếu trụ đã tạo điểm đỡ cho toàn thị trường, thanh khoản có dấu hiệu sụt giảm tại quanh ngưỡng hỗ trợ cho...

Việt Nam lên hạng, "ngư ông" nào đắc lợi?

Việc nâng hạng thành công sẽ là cột mốc đáng chú ý, việc nhìn nhận lại hành trình phát triển thị trường thập kỷ qua và động lực hiện tại cũng mang nhiều ý nghĩa. 

UOB: Thị trường chứng khoán duy trì gam màu sáng, giá vàng có thể lên 3,200 USD/oz trong quý 1/2026

Nhu cầu dài hạn đối với vàng như tài sản trú ẩn an toàn được kỳ vọng tiếp tục mạnh mẽ, dự báo giá vàng có thể lên đến 3,200 USD/oz trong quý 1/2026. 

Ngành công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050

Ngành công nghệ cao chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050. Việc Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc sẽ mang đến nhiều...


Hotline: 0908 16 98 98