Việt Nam duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore

27/07/2024 19:00
27-07-2024 19:00:00+07:00

Việt Nam duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore

Hiện Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 48,62%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 69,43%) và gạo nếp (78,05%).

Công nhân làm việc tại Nhà máy xay xát Tân Long (thị xã Cai Lậy). (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm 32,69% thị phần. Điều này đạt được là nhờ mức tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu, đạt giá trị 73,40 triệu SGD (hơn 54,6 triệu USD), tăng 54,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Số liệu thống kê của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore cho thấy một số nhóm tiếp tục chứng kiến mức tăng rất mạnh, đó là gạo nếp (kim ngạch 8,9 triệu SGD, tăng hơn 5 lần), gạo vỡ (kim ngạch 1,5 triệu SGD, tăng 187,3%) và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 27,27 triệu SGD, tăng 161,35%).

Nhóm gạo chủ lực của Việt Nam tại thị trường Singapore là gạo tẻ trắng tăng nhẹ ở mức 1,91%, đạt kim ngạch 34,5 triệu SGD. Nhóm duy nhất có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước là gạo lứt thường (kim ngạch 102.000 SGD, giảm 51,2%).

Hiện Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 48,62%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 69,43%) và gạo nếp (78,05%).

Sau Việt Nam là Thái Lan, Ấn Độ lần lượt có kim ngạch xuất khẩu gạo là 70,73 triệu SGD và 58,41 triệu SGD. Tổng kim ngạch của 3 nước xuất khẩu hàng đầu đã chiếm 90,21% thị phần gạo tại Singapore.

Chiều hướng tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore từ năm 2023 tiếp tục được duy trì trong 6 tháng đầu năm 2024, nguyên nhân chính được cho là lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và sự phục hồi nhanh của lượng khách du lịch đến Singapore khiến quốc gia này tăng cường nhập khẩu gạo.

Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng khá cao, ở mức 13,62% so với cùng kỳ năm 2023, đạt gần 224,5 triệu SGD.

Theo ông Cao Xuân Thắng-Tham tán thương mại, Trưởng thương vụ Việt Nam tại Singapore, các nước Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore.

Các nước này rất quan tâm đầu tư quảng bá hình ảnh sản phẩm và có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa sản phẩm gạo của họ.

Trong khi đó, việc quảng bá và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường vẫn còn tương đối ít, chưa có hoạt động xúc tiến quy mô lớn của các doanh nghiệp tập trung vào mặt hàng gạo, vì vậy các nhà nhập khẩu và hệ thống phân phối ở Singapore thường nhập gạo Việt Nam có đóng gói mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore để dễ tiêu thụ trên thị trường.

Ông Cao Xuân Thắng nhấn mạnh các doanh nghiệp gạo Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo, do thị trường gạo Singapore có sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ Singapore, thể hiện ở việc Chính phủ Singapore xét duyệt và cấp phép nhập khẩu; trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường.

Theo ông, việc ký kết thỏa thuận và cam kết ở cấp chính phủ hai nước về việc cung cấp gạo có thể sẽ góp phần ổn định kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore.

Sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường Singapore mà còn được các doanh nghiệp Singapore xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý vai trò địa bàn trung chuyển quan trọng của Singapore chứ không chỉ là địa bàn gần 6 triệu dân của quốc đảo./.

Đỗ Vân

vietnamplus





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê hôm nay 20-4: "Hàng giấy" lao dốc, hàng thực lập kỷ lục

Dù giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế giảm mạnh trong nửa đầu tháng 4-2025 nhưng cà phê Việt vẫn được giao hàng với đơn giá kỷ lục

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã tăng vọt 18%, đạt mức kỷ lục 12,7 triệu tấn trong năm tài chính 2017/18 (kết thúc vào ngày 31/3), nhờ nhu cầu tốt đối với gạo thường từ...

Lạm phát "tăng tốc," giá lương thực-thực phẩm tại Nhật Bản gần gấp đôi

Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 18/4 cho thấy giá ngũ cốc tăng 25,4%, giá gạo ghi nhận "mức tăng khổng lồ" 92,5% so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung...

Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’

Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.

Tôm Việt vào cuộc đua xanh nâng giá trị trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu

Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi, tôm Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng chủ lực, đưa Việt Nam vươn lên nhóm các quốc gia xuất...

Bốn nông sản của Việt Nam vừa đón tin vui từ thị trường Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký 4 nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang Trung Quốc.

Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam

Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đạt 93,8 triệu USD, chiếm 14,3 % tỷ trọng. Kết quả này giúp thanh long vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu...

Thị trường nông sản: Giá gạo Thái Lan chạm "đáy", giá cà phê toàn cầu giữ đà tăng

Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm, trong khi đó, thị trường cà phê toàn cầu cho thấy những tín hiệu lạc quan khi giá cà phê...

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Khách Mỹ tới tấp mua ‘vàng đen’ sau hoãn áp thuế, DN Việt gấp gáp tăng ca

Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng...

Giá vàng và hàng hóa


Hotline: 0908 16 98 98