Áp lực lạm phát đang trở lại – E ngại đến từ đâu?

01/08/2024 11:02
01-08-2024 11:02:00+07:00

Áp lực lạm phát đang trở lại – E ngại đến từ đâu?

Lạm phát đang có dấu hiệu mạnh dần lên, khi chịu nhiều yếu tố tác động tiêu cực, từ thị trường quốc tế lẫn tình hình trong nước. Liệu xu hướng lạm phát có thể diễn biến ra sao trong thời gian tới và sẽ còn đối mặt với những sức ép nào?

Đi lên trở lại do đâu?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 bất ngờ tăng đến 0.48% so với tháng trước, đánh dấu mức tăng theo tháng cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở. Cụ thể, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3.77% chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28.45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.8 triệu đồng/tháng lên 2.34 triệu đồng/tháng.

Mức tăng mạnh trong tháng 7 kéo mức tăng của CPI bình quân 7 tháng so với cùng kỳ lên 4.12%, cao nhất kể từ tháng 3/2023 đến nay. Điều này đưa đến e ngại áp lực lạm phát đang quay trở lại, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro từ bầu cử tại Hoa Kỳ đang ảnh hưởng lên hoạt động thương mại toàn cầu, khiến giá nhiều loại hàng hóa vẫn neo cao. Thực tế lạm phát trong nước đã tạo đáy từ tháng 8 năm ngoái và cũng bắt đầu đi lên trở lại kể từ đó đến nay. 

Trong đó, chỉ số giá nhóm hàng lương thực tăng đến 14.4% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong rổ hàng hóa tính CPI. Việc nhiều mặt hàng lương thực tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong những tháng qua đã phần nào ảnh hưởng đến giá trong nước. Cụ thể chỉ số giá lương thực toàn cầu của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) đã liên tục đi lên trở lại kể từ tháng 2/2024 đến nay.

Một số nhóm hàng dịch vụ công do Nhà nước quản lí cũng có mức tăng khá mạnh trong 7 tháng qua. Đơn cử như nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng hơn 8.1% so với cùng kỳ, trong đó riêng dịch vụ y tế tăng đến 10.4% và duy trì xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Đây là hệ quả từ việc giá dịch vụ khám, chữa bệnh được điều chỉnh khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội có hiệu lực thi hành kể đầu năm nay, theo đó nhiều địa phương đã lần lượt áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023

Hay như nhóm giáo dục cũng tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng dịch vụ giáo dục 8.5%, khi một số trường đã bắt đầu điều có động thái điều chỉnh tăng học phí theo lộ trình đặt ra. Thực tế giáo dục cũng là một trong những nhóm hàng duy trì xu hướng tăng liên tục từ quý 4/2022 đến nay, sau khi Nghị định số 81/2021/NĐ-CP được ban hành xác định, từ năm học 2022-2023, mức tăng học phí hàng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế mỗi năm.

Việc giá vàng hay USD tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay cũng ảnh hưởng tiêu cực và càng làm gia tăng lạm phát kỳ vọng. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 7/2024 tăng hơn 29% so với cùng kỳ, còn chỉ số giá đô la Mỹ tăng hơn 7.1%, dù đã có giảm so với đỉnh cao vào tháng 5 năm nay, sau khi nhà điều hành có hàng loạt giải pháp để can thiệp, hỗ trợ và bình ổn thị trường.

Là một nước có độ mở kinh tế lớn, Việt Nam cũng bị tác động mạnh bởi câu chuyện tỷ giá hay giá vận tải toàn cầu. Trong khi đó, trước những căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông với các cuộc tấn công vào tàu hàng trên Biển Đỏ từ cuối năm ngoái, chỉ số giá cước container thế giới tổng hợp của Drewry tăng vọt từ đầu năm đến nay, khi đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 7 tháng qua. Hệ quả là nhiều loại hàng hóa, nguyên nhiên liệu nhập vào Việt Nam cũng chịu tác động tăng giá.

Vẫn khó lường cho giai đoạn kế tiếp

Trong nhận định mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho rằng một trong những thách thức của nền kinh tế là áp lực lạm phát gia tăng đến từ môi trường quốc tế và các nhân tố trong nước như rủi ro leo thang căng thẳng địa chính trị, chi phí vận tải và nguyên nhiên vật liệu tăng, gián đoạn chuối cung ứng, chênh lệch lãi suất trong nước – quốc tế. Cải cách chính sách tiền lương kể từ ngày 1/7 mặc dù chỉ tác động đến bộ phận nhỏ người lao động nhưng tạo tâm lý kỳ vọng tăng giá.

Tuy nhiên, ngoài căng thẳng địa chính trị, rủi ro biến đổi khí hậu cũng là yếu tố khiến giá thực phẩm sẽ còn biến động khó lường trong thời gian tới, tiếp tục gây áp lực lên lạm phát toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo FAO cho biết, xung đột, hạn hán, thiên tai vẫn đang thúc đẩy tình trạng mất an ninh lương thực ở một số nơi trên thế giới, khiến một số khu vực đối mặt với nguy cơ bùng phát nạn đói nghiêm trọng. Còn theo nhận định của Financial Times, biến đổi khí hậu đã làm giá các nông sản khác tăng theo như cam ở Brazil, ca cao ở Tây Phi, ô liu ở Nam Âu hay cà phê ở Việt Nam,…

Chỉ số giá lương thực toàn cầu của FAO đã tăng trở lại từ tháng 2/2024

Theo một báo cáo gần đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), thế giới đang trên đà tăng nhiệt độ lên tới 2.9 độ C so với mức nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp. Theo đó, nông nghiệp là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp nhất. Trong thập niên tới, một số sản lượng lương thực quan trọng nhất trên toàn cầu có thể thiếu hụt do nhiệt độ tăng. Hơn nữa, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn cũng cản trở hoạt động thu hoạch. Do đó, biến đổi khí hậu cũng đang bắt đầu gây áp lực lạm phát trong dài hạn.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho rằng một trong những thách thức của nền kinh tế là áp lực lạm phát gia tăng đến từ môi trường quốc tế và các nhân tố trong nước như rủi ro leo thang căng thẳng địa chính trị, chi phí vận tải và nguyên nhiên vật liệu tăng, gián đoạn chuối cung ứng, chênh lệch lãi suất trong nước – quốc tế. Cải cách chính sách tiền lương kể từ ngày 1/7 mặc dù chỉ tác động đến bộ phận nhỏ người lao động nhưng tạo tâm lý kỳ vọng tăng giá.

Trong khi đó, giới phân tích cũng cho rằng trong trường hợp ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, chuỗi cung ứng toàn cầu có thể lại đối mặt với tình trạng đứt gãy nghiêm trọng khi các cuộc chiến tranh thương mại có thể được gia tăng cường độ trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông. Điều này sẽ đẩy giá nhiều loại hàng hóa tăng vọt, gây áp lực lên lạm phát không chỉ tại Mỹ mà còn ảnh hưởng lên mức độ toàn cầu.

Với tình hình trong nước, giá các dịch vụ công sẽ tiếp tục là một trong những yếu tố gây áp lực lên lạm phát trong giai đoạn tới. Ngoài các dịch vụ y tế và giáo dục vẫn đang trên lộ trình điều chỉnh, một mặt hàng khác là giá điện cũng từng bước thực hiện lộ trình theo cơ chế thị trường với việc tính đủ các chi phí đầu vào trong cấu phần giá. Đáng lưu ý là theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 cho thấy số lỗ ròng EVN tăng mạnh, lên 26,772 tỉ đồng, tăng đến 29% so với mức lỗ 20,747 tỉ đồng năm 2022.

EVN cũng từng có đề xuất cho nới quyền tự quyết tăng giá điện dưới 5% lên mức dưới 10%. Đáng lưu ý, trước đó vào năm 2023, giá điện bán lẻ bình quân đã tăng 2 lần với tổng mức tăng 7.5%, tương đương tăng hơn 142.35 đồng/kWh từ mức 1,920.3 đồng/kWh lên 2,006.79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Còn hồi đầu năm nay, Bộ Công Thương cũng có kiến nghị tiếp tục xem xét điều chỉnh trong năm 2024.

Theo quy định tại Quyết định số 05 của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ ngày 15/5/2024, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Trong khi đó, tính từ lần điều chỉnh giá điện bình quân gần nhất đến nay đã hơn 7 tháng. Đây là lý do nhiều người lo ngại, giá điện có thể được điều chỉnh theo hướng tăng sau thời điểm tăng lương cơ sở có hiệu lực.

Phan Thụy

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HĐND Bình Dương thông qua chủ trương sáp nhập với TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 24/04, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó đáng chú ý...

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào nhiều nhất trong năm 2024? 

Vào ngày 02/04, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Mặc dù quyết định này sau đó đã được điều chỉnh - tạm hoãn...

Nợ công 2024 gần 4,3 triệu tỷ đồng

Nợ công đến cuối 2024 ước thực hiện 34,7% GDP, tương đương trên 4,26 triệu tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức trần 60% GDP Quốc hội đề ra, theo báo cáo của Chính phủ.

Chi 170 nghìn tỷ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chi ngân sách sẽ tăng trong năm nay khi riêng khoản chi trả chế độ cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi đã vào khoảng 170...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương...

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện...

Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng vị thế xứng tầm dẫn đầu cả nước

Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, TP Hồ Chí Minh cần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế là đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài và phát...

Chủ tịch tỉnh được chỉ định thay vì bầu cử sau hợp nhất đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định mới trong sửa đổi Hiến pháp, cho phép chỉ định Chủ tịch UBND tỉnh, thành sau sáp nhập thay vì bầu cử như hiện nay. Việc...

UBTVQH xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 44, đợt 2

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tổ chức đợt 2 của phiên họp thứ 44 từ ngày 22-28/04, tập trung xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.


TIN CHÍNH

CKG chốt quyền cổ tức và chào bán cổ phiếu, dự kiến tăng vốn lên hơn 1,600 tỷ đồng

CKG chốt quyền cổ tức và chào bán cổ phiếu, dự kiến tăng vốn lên hơn 1,600 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, HOSE: CKG) sắp phát hành gần 66.7 triệu cp để trả cổ tức và chào bán cho cổ đông hiện hữu. Giá chào bán thấp hơn đáng kể so với thị giá, tổng số vốn huy động có thể đạt hơn 500 tỷ đồng.




Hotline: 0908 16 98 98