Chuyên gia VPBankS: Thị trường chứng khoán năm 2024 tích lũy để 2025 bứt phá

24/09/2024 09:00
24-09-2024 09:00:00+07:00

Chuyên gia VPBankS: Thị trường chứng khoán năm 2024 tích lũy để 2025 bứt phá

Nhận định trong buổi livestream Khớp lệnh ngày 23/09, ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh Số, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng bối cảnh hiện tại khá giống giai đoạn diễn ra “uptrend thế kỷ” gần nhất, nếu như năm 2015 tích lũy để 2016 bứt phá thì 2024 tích lũy để 2025 bứt phá.

Năm 2024 tích lũy để 2025 bứt phá

Theo nhiều dự đoán, Fed sẽ giảm lãi suất thêm ít nhất 50 điểm cơ bản trong năm 2024, năm 2025 sẽ giảm 100 điểm và năm 2026 giảm tiếp 50 điểm. Trước khi Fed hạ lãi suất thì Việt Nam cũng hạ ngay lãi suất OMO. Hiện tại, lãi suất OMO của Việt Nam là 4%, Fed là 4.75-5%. Do đó, ông Đức cho rằng nếu Fed giảm lãi suất tiếp 200 điểm cơ bản thì Việt Nam hoàn toàn có thể hạ về 2% trong thời gian tới.

Dễ thấy việc giảm lãi suất đã có lộ trình nhưng theo ông Đức, phản ứng của nhà đầu tư thường chậm hơn lộ trình đó.

“Chúng ta đều biết lãi suất hạ nhưng bao nhiêu người nghĩ rằng giảm được 200 điểm cơ bản nữa. Tiếp theo là lợi nhuận doanh nghiệp bao giờ cũng đi sau lãi suất, cụ thể lãi suất giảm thì phải 6 tháng đến 1 năm sau doanh nghiệp mới được hưởng lợi và phản ánh hoàn toàn vào thị trường chứng khoán (TTCK). Do đó, kịch bản là lình xình trong 3-6 tháng tới và chưa thể có uptrend thế kỷ ngay lúc này”, ông Đức nhận định.

Hiện tại, các công ty chứng khoán và ngân hàng tỏ ra cẩn trọng, phần lớn chỉ kỳ vọng VN-Index đạt 1,350 điểm. Khi sự cẩn trọng được phản ánh vào thị trường sẽ tạo ra cơ hội.

Ông Đức cho biết trong lịch sử, để thị trường có "uptrend thế kỷ" phải kết hợp nhiều yếu tố chứ không riêng việc Fed giảm lãi suất. Bối cảnh hiện tại khá giống năm 2015, với câu chuyện Trung Quốc suy thoái ảnh hưởng nhiều đến TTCK Việt Nam, đồng thời Mỹ đối diện với suy thoái mềm, bên cạnh câu chuyện nâng hạng thị trường cũng rất thu hút.

Trong thời gian tới, nếu kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, Trung Quốc kết thúc được giảm phát để đi lên thì đây là cơ hội vàng. Thiên thời là các nước trên thế giới, địa lợi là Việt Nam vào được thị trường mới nổi và nhân hòa là lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng trở lại sau 2 năm đi ngang. Nếu năm 2015 tích lũy để 2016 bứt phá thì 2024 tích lũy để 2025 bứt phá.

VN-Index hơi đắt về định giá, dự báo biến động trong vùng 1,305-1,320 đến hết năm 2024

Ông Đức cho rằng thị trường hiện vẫn hơi đắt về định giá. Năm 2015, để có con sóng VN-Index tăng từ 534 lên 1,200 điểm thì P/E VN-Index chỉ khoảng 10 lần, còn hiện nay định giá đang là 14 lần. Để định giá rẻ hơn thì giá phải giảm hoặc lợi nhuận đi lên.

Thị trường hiện đang có nhiều câu chuyện như Fed hạ lãi suất, Trung Quốc giảm suy thoái, nâng hạng thị trường… Ngoài ra, còn câu chuyện chu kỳ với giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm là thời kỳ tăng mạnh nhất của TTCK thế giới và TTCK Việt Nam cũng vậy.

Trong tháng 10 tới, TTCK khó đi lên do trước bầu cử Mỹ khó có sóng. Sóng bầu cử Mỹ sẽ có 2 đợt, đợt đầu tiên là tháng 8 và 9 lúc các ứng cử viên có động thái rõ về kinh tế, sau đó TTCK đi ngang đến đầu tháng 11 bầu cử xong sẽ tăng mạnh. TTCK Việt Nam lại bị ảnh hưởng nhất bởi Mỹ, độ tương thích đến 90%, nguyên nhân vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và câu chuyện FDI.

Do vậy, trong tháng 10, khả năng TTCK chưa có điều gì xảy ra và nếu có nhịp giảm là cơ hội mua vào. Mặc khác, lợi nhuận quý 3/2024 cũng không có đột biến mà phải chờ đến quý 4.

Riêng quý 3, lợi nhuận sẽ phân hóa với ngành bất động sản vẫn khó khăn, song ngân hàng sẽ là động lực tăng trưởng của thị trường. Lãi suất đi xuống giúp ngân hàng nới rộng NIM, qua đó vẫn là nhóm chiến lược giúp nhà đầu tư kiếm lời đến cuối năm 2024. Đồng thời, định giá nhóm ngân hàng hiện đang rất rẻ.

Theo ông Đức, thị trường đang không có quá nhiều thông tin tích cực để vượt đỉnh, nên đến hết năm 2024 có thể chỉ biến động trong khoảng 1,305-1,320 điểm.

Huy Khải

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 11/04: Sự phục hồi chỉ mang tính ngắn hạn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhận định mặc dù VN-Index có sự hồi phục mạnh mẽ trong phiên vừa qua, nhưng thanh khoản sụt giảm và áp lực bán từ khối ngoại vẫn là...

Thị trường Mỹ không còn là "miền đất hứa" với dệt may Việt Nam?

Dù giữ thị phần số 2 tại Mỹ, ngành dệt may Việt Nam đang bước vào giai đoạn thử thách lớn khi đơn hàng giảm, giá bị ép và thị trường thay thế chưa đủ sức hấp thụ...

Góc nhìn 10/04: Phục hồi trong vùng 1,020 - 1,080 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) kỳ vọng thị trường, VN-Index có thể sẽ phục hồi trong vùng giá 1,020 - 1,080 điểm.

SSI Research: Tin xấu có thể lại là cơ hội tốt đối với các nhà đầu tư

Theo báo cáo chiến lược của Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), trong 10 năm qua, VN-Index đã điều chỉnh hơn 4% trong 24 lần. Mặc dù thị trường có thể...

Giữa lúc kịch bản nào cũng có thể xảy ra, nhà đầu tư nên bắt đáy hay cắt lỗ?

Hiện nay, P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam đã dưới 10 lần, một mức cực kỳ hấp dẫn trong lịch sử. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, các chuyên gia trong lĩnh...

Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng (SSI): Đã đến lúc bắt đáy

Thị trường giảm mạnh các phiên gần đây đã đưa VN-Index về vùng giá 1,100 điểm.

Mirae Asset: Chứng khoán Việt sẽ chịu áp lực đến khi kết quả đàm phán thuế quan có tín hiệu rõ ràng

Trong báo cáo vừa được đăng tải ngày 08/04, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng chứng khoán Việt Nam tiếp tục chịu áp lực đến khi kết quả đàm phán thuế quan...

Vinatex: Doanh nghiệp sợi bắt đầu có lãi, ngành may dồn đơn hàng sớm để "né" chính sách thuế quan

Ngành sợi thuộc Vinatex bắt đầu cắt lỗ trong quý 1/2025. Với ngành may, đơn hàng được đẩy nhanh tiến độ giao hàng để giảm thiểu rủi ro từ các chính sách thuế của Mỹ.

Theo dõi SAB, DP3 và DGC?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua SAB vì đang hồi phục từ nền thấp; theo dõi DP3 vì có động lực tăng trưởng dài hạn từ nhà máy mới; mua DGC vì tiềm...

Góc nhìn tuần 08-11/04: Quán tính giảm điểm vẫn còn?

VN-Index vừa có phiên cuối tuần hồi phục nhẹ, giữ vững mốc 1,200 điểm. Tuy nhiên, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) vẫn nhận định rằng thị trường có thể tiếp tục...


Hotline: 0908 16 98 98