Mở rộng danh mục các loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

30/09/2024 07:15
30-09-2024 07:15:00+07:00

Mở rộng danh mục các loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường Trung Quốc rất lớn và khả năng cung ứng trái cây đặc sản, chất lượng cao của Việt Nam rất dồi dào.

Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong 2 ngày là 29-30/09/2024

Sáng ngày 29/09, Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết đây là cơ hội tốt để Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm trái cây tiêu biểu, cũng như tìm kiếm khách hàng, tạo dựng quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác tiềm năng về nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa - nơi đây được xem là thiên đường của các loại cây nhiệt đới; đặc biệt, có nhiều vườn cây trái trù phú, trải dọc đất nước, cùng sự đa dạng, tinh tế của nhiều loại trái cây (từ vị ngọt ngào mọng nước của Chôm chôm, Nhãn, Bưởi da xanh, Dưa hấu; sự giải nhiệt thanh mát của Dừa tươi, Thanh long; đến hương vị kỳ lạ của Măng cụt, Chanh leo và sự tuyệt vời, béo ngậy của Mít, Sầu riêng).

Với sản lượng hàng năm từ 12-14 triệu tấn, các sản phẩm trái cây của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu với kim ngạch đạt gần 3.5 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh các mặt hàng trái cây tươi, Việt Nam còn xuất khẩu nhiều sản phẩm trái cây chế biến, như trái cây sấy khô, đông lạnh, mứt hoa quả, rau củ quả nghiền, nước ép hoa quả…

Những năm qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển rất tốt đẹp, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; trong đó hợp tác kinh tế, thương mại giữa 2 nước ngày càng phát triển sâu, rộng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực, bất chấp sự suy giảm của kinh tế toàn cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc tại Lễ hội trái cây Việt Nam diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, những kết quả đạt được thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và thế mạnh của mỗi Bên. Hiện nay, trái cây Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường biên mậu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một số địa phương khu vực phía Nam, Đông Nam Trung Quốc và các tỉnh gần kề với Việt Nam.

"Đối với các địa phương khác thì sự xuất hiện của các sản phẩm trái cây Việt Nam còn khá khiêm tốn; trong khi nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường Trung Quốc rất lớn và khả năng cung ứng trái cây đặc sản, chất lượng cao của Việt Nam rất dồi dào; cùng với đó là lợi thế về các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai nước cùng là thành viên, cùng vị trí địa lý 'núi liền núi, sông liền sông', thuận lợi cho việc vận chuyển. Vì vậy, hiện còn dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trái cây của hai nước khai thác, phát huy", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ.

Cũng theo Bộ trưởng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam rất mong các cơ quan chức năng của Trung Quốc tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi về kiểm dịch, thông quan hàng hoá và giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế, thương mại song phương giữa 2 nước, tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác, giao thương giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước; nhất là tiếp tục mở cửa thị trường, mở rộng danh mục các loại trái cây, nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc để góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn những hương vị trái cây độc đáo, thơm ngon của Việt Nam đến bạn bè, người tiêu dùng Trung Quốc.

Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để nhiều loại trái cây Trung Quốc được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, cũng như giúp cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam, bởi thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi.

"Với sự tương đồng về văn hóa, ẩm thực, cùng với sự hiểu biết, quan tâm ngày càng cao về sức khỏe và sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm tự nhiên, chất lượng cao của người dân, trái cây và sản phẩm từ trái cây của Việt Nam chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt của nhiều người tiêu dùng thông thái Trung Quốc", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng.

Về phía Phó Vụ trưởng Vụ châu Á (Bộ Thương mại Trung Quốc) Lý Ngạn, ông cho rằng đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức sự kiện quảng bá trái cây tại Bắc Kinh. Hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội này, tích cực tìm hiểu thị trường Trung Quốc.

Đồng thời cũng hy vọng, người dân Bắc Kinh sẽ nắm bắt cơ hội hiếm có này, để thưởng thức trái cây thơm ngon Việt Nam và giới thiệu hương vị trái cây độc đáo này cho bạn bè, người thân của mình.

Tùng Phong

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD một tháng

Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc (tính cả Hong Kong) bùng nổ với mức tăng 37%, khẳng định vị thế là thị trường lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong...

Việt Nam vẫn giữ ngôi đầu về xuất khẩu gạo vào Philippines

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.

Xuất siêu nông, lâm, thuỷ sản trong 10 tháng đạt hơn 15,2 tỷ USD, tăng hơn 62%

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy cán cân thương mại ngành nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD...

Hàn Quốc đối mặt với tình trạng thiếu kim chi khi giá cải thảo tăng cao kỷ lục

Sự gia tăng giá cải thảo - nguyên liệu sản xuất kim chi - đã tạo ra hiệu ứng gợn sóng trên toàn nền kinh tế Hàn Quốc, ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và các ngành...

Giá phân bón trong nước bám sát xu hướng biến động trên thế giới

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu tiêu thụ ure dự kiến sẽ bắt đầu tăng tại các khu vực sạ lúa Đông Xuân sớm, tuy nhiên lượng tiêu thụ trực tiếp vẫn thấp, chủ yếu...

Trồng lúa giảm phát thải lãi tăng 18 triệu/ha, chờ bán tín chỉ carbon

Theo tính toán, trồng lúa giảm phát thải nông dân có thể lãi thêm 18 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Ngoài ra, còn chờ thu tiền từ bán tín chỉ carbon.

Xuất khẩu sang Trung Quốc ‘thủng đáy’, gạo Việt lại nhận thêm tin xấu

Dù tăng trưởng ở nhiều thị trường, nhưng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lại “thủng đáy” lịch sử. Thế mạnh này của Việt Nam cũng nhận thêm các tin xấu trong...

Xuất khẩu thủy sản có thể đối diện nhiều thách thức

Theo nhận định từ các chuyên gia, cùng với những cơ hội xuất khẩu lớn, thủy sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong những tháng cuối năm.

Giá gạo mới của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 31 năm

Giá gạo tăng vọt vào thời gian qua tại Nhật Bản do các yếu tố như chi phí sản xuất tăng do lạm phát kết hợp với sự bùng nổ của ngành du lịch khiến lượng tiêu thụ...

Gạo ST25 xuất khẩu vọt lên giá 1.600 USD/tấn

Giữa lúc giá gạo thế giới sụt giảm vì Ấn Độ xả kho gạo thì giá gạo Việt Nam vẫn đứng ở mức cao, đặc biệt là gạo ST25 tăng giá mạnh.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98