Vỡ nợ kỷ lục trên thị trường nợ địa phương Trung Quốc, nhà đầu tư mất trắng tiền tiết kiệm cả đời

25/10/2024 10:06
25-10-2024 10:06:29+07:00

Vỡ nợ kỷ lục trên thị trường nợ địa phương Trung Quốc, nhà đầu tư mất trắng tiền tiết kiệm cả đời

Làn sóng vỡ nợ trong một phân khúc khuất lấp của thị trường nợ địa phương Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục, khiến các nhà đầu tư - những người từng tin tưởng rằng các chứng khoán này được nhà nước bảo lãnh ngầm - rơi vào tình thế khó khăn.

Điều này đáng lẽ không nên xảy ra. Năm ngoái, đối mặt với làn sóng nợ xấu do các cơ quan tài chính địa phương phát hành, Chính phủ trung ương đã có động thái can thiệp. Họ cho phép chính quyền địa phương huy động khoảng 2,200 tỷ Nhân dân tệ (309 tỷ USD) trái phiếu mới để hỗ trợ thanh toán cho chủ nợ và yêu cầu các ngân hàng nhà nước cung cấp hỗ trợ tái cấp vốn bổ sung.

Những biện pháp này đã đẩy chi phí vay xuống mức thấp kỷ lục và các nhà đầu tư đổ xô trở lại thị trường, tranh nhau mua trái phiếu và các khoản vay. Tuy nhiên, một phân khúc vẫn chưa được khắc phục. Các khoản vỡ nợ của các sản phẩm "phi tiêu chuẩn" - những khoản đầu tư tài sản thu nhập cố định không được giao dịch công khai - đã tăng vọt lên mức kỷ lục. Mặc dù không có thống kê chính thức về quy mô của lĩnh vực này, các nhà phân tích ước tính nó vào khoảng 800 tỷ USD.

Các vụ vỡ nợ đã khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ phải trả giá đắt.

Chẳng hạn, Lulu Fang (60 tuổi), nữ chủ doanh nghiệp thương mại nhỏ, cho biết bà đã mất khoản tiết kiệm cả đời (15 triệu Nhân dân tệ) khi mua các sản phẩm ủy thác liên quan đến tỉnh Quý Châu. Bà kỳ vọng một khoản lợi nhuận ổn định khoảng 8%, cao hơn nhiều so với việc gửi tiền vào ngân hàng. Thay vào đó, khoản đầu tư của bà đã bị xóa sổ khi các sản phẩm này vỡ nợ vào năm ngoái.

Đối mặt với nguy cơ bị tịch thu căn hộ ở Thâm Quyến do không thể trả nợ vay thế chấp, bà đã cùng hơn 100 nhà đầu tư khác nhiều lần đến các văn phòng ủy thác và Chính phủ để cầu xin được hoàn tiền.

"Cuộc sống của tôi giờ đây hoàn toàn rối bời", bà nói. "Tôi đã làm việc cả đời và đổ tất cả số tiền tiết kiệm cho tuổi già vào các sản phẩm này. Tôi được bảo rằng chúng an toàn. Đó là lời nói dối".

Các thị trấn, thành phố và tỉnh của đất nước này đã sử dụng các phương tiện tài chính chính quyền địa phương (LGFV) để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sá và cảng. Tuy nhiên, các dự án do LGFV tài trợ không nhất thiết phải sinh lời. Điều này khiến họ phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ chính phủ.

Trong 9 tháng đầu năm nay, 60 sản phẩm phi tiêu chuẩn liên quan đến LGFV đã vỡ nợ hoặc cảnh báo rủi ro thanh toán, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Công ty Thông tin & Công nghệ Tài chính Trung Quốc (FCI&T). Con số này là cao nhất kể từ ít nhất năm 2019, theo dữ liệu cho thấy.

Các tổ chức phát hành nợ thường không công bố tổng số tiền. Trong số 60 trường hợp được FCI&T thống kê năm nay, 40 trường hợp không đưa ra bất kỳ con số nào. 20 sản phẩm còn lại đã vỡ nợ hoặc cảnh báo rủi ro thanh toán tổng cộng khoảng 4.55 tỷ Nhân dân tệ.

Điều này tương phản rõ rệt với trái phiếu giao dịch công khai do LGFV phát hành. Chính quyền địa phương đã ưu tiên các chứng khoán này, được các nhà đầu tư tổ chức ưa chuộng và chưa bao giờ xảy ra vỡ nợ. Do các sản phẩm phi tiêu chuẩn thường được bán cho nhà đầu tư theo hình thức phát hành riêng lẻ, chính quyền địa phương ít có động lực hỗ trợ họ hơn.

Nợ của chính quyền địa phương

"Mặc dù Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách để giải quyết các khoản nợ LGFV, các chính sách cần đảm bảo việc hoàn trả trái phiếu công của LGFV vì chúng là một phần của thị trường vốn", Laura Li, giám đốc điều hành tại S&P Global Ratings nói. "Nếu họ vỡ nợ, điều đó sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính và ổn định xã hội".

Dù vậy, vẫn còn một tia hy vọng cho các nhà đầu tư sở hữu các trái phiếu bị vỡ nợ. Chính phủ trung ương đang xem xét cho phép chính quyền địa phương phát hành lên tới 6,000 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu đến năm 2027 để tái cấp vốn cho các khoản nợ ngoại bảng, theo nguồn tin thân cận. Nếu điều này xảy ra, nó mở ra khả năng cho LGFV mở rộng hỗ trợ cho các sản phẩm phi tiêu chuẩn. Tuy nhiên, điều đó không chắc chắn và một số nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng này.

Những vụ vỡ nợ đó đã khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ như Fang tuyệt vọng tìm kiếm sự hỗ trợ, nhưng trải nghiệm của một nhà đầu tư nhỏ lẻ khác cho thấy bà không có nhiều cơ hội lấy lại tiền.

Jason Lai từng đầu tư 3 triệu Nhân dân tệ vào một sản phẩm quản lý tài sản được LGFV bảo lãnh, nhưng sản phẩm này đã vỡ nợ cách đây 5 năm. Lai, một nhân viên tại một doanh nghiệp Nhà nước ở Bắc Kinh, đã 4 lần đi đến thành phố vùng Án Thuận để yêu cầu hoàn tiền.

"Kể từ năm 2019 khi sản phẩm lần đầu vỡ nợ, tôi chỉ có thể đòi lại được khoảng 10% tiền gốc", Lai nói. "Tôi sẽ không mua bất kỳ sản phẩm nào như vậy trong tương lai".

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tâm lý hoang mang bao trùm các trung tâm sản xuất toàn cầu sau cú sốc thuế từ Trump

Các nhà xuất khẩu ở một số quốc gia đang chật vật trước tình trạng đơn hàng bị hủy, sinh kế bị đảo lộn, và sự bất định về hướng đi tiếp theo.

Xuất khẩu Trung Quốc bùng nổ khi doanh nghiệp chạy đua nhập hàng trước thuế quan

Xuất khẩu Trung Quốc đã tăng vọt trong tháng 3/2025 ngay trước khi Mỹ công bố thuế đối ứng, với một lượng hàng kỷ lục chảy vào các quốc gia Đông Nam Á.

Mỹ: Giới lãnh đạo ngân hàng lo ngại về tác động của thuế quan

Giới lãnh đạo ngân hàng Mỹ cho biết mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng cảnh báo những bất ổn kinh tế do thuế quan gây ra có thể...

Giới đầu tư tìm nơi trú ẩn, vàng có thể cán mốc 4,000 USD?

Hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và UBS vừa đồng loạt đưa ra những dự báo đầy lạc quan về giá vàng. Họ đều nhìn nhận rằng nhu cầu từ các ngân hàng trung ương đang...

Ấn Độ, Việt Nam - Những “bến đỗ an toàn” của Apple trước thuế quan?

Apple đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực tại Ấn Độ và Việt Nam nhằm tận dụng giai đoạn tạm hoãn thuế quan 90 ngày của Mỹ, tuy nhiên, việc Trung Quốc tiếp...

“Hiệu ứng tài sản” từ thị trường chứng khoán có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế ra sao?

Những biến động trên thị trường chứng khoán do lo ngại về vấn đề thương mại không chỉ tác động đến số dư quỹ hưu trí của người dân, mà còn có thể khiến họ cắt giảm...

Thị trường hàng hóa phát tín hiệu kinh tế toàn cầu suy thoái

Giá cả hàng hóa trên toàn cầu từ năng lượng, kim loại công nghiệp cho đến nông sản giảm mạnh khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên...

Bộ trưởng Mỹ: Sẽ áp thuế riêng đối với điện thoại thông minh và hàng điện tử

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick hé lộ điện thoại thông minh, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác sẽ không được miễn thuế...

Trung Quốc: Mỹ miễn thuế với điện thoại, máy tính chỉ là "bước nhỏ" để sửa chữa sai lầm

Bắc Kinh vừa lên tiếng về quyết định miễn thuế gần đây của Washington, coi đây chỉ là khởi đầu cho việc Mỹ sửa chữa một "sai lầm" lớn hơn trong chính sách thương...

Các công ty châu Âu tích trữ hàng và chuyển dịch sản xuất để đối phó với bão thuế quan

Donald Trump đang tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày và chỉ áp mức thuế tối thiểu 10%. Tuy nhiên, với các loại thuế khác vẫn còn hiệu lực, hoạt động kinh doanh tại...


Hotline: 0908 16 98 98