Chậm triển khai dự án bất động sản vì tiền sử dụng đất

11/11/2024 21:29
11-11-2024 21:29:18+07:00

Chậm triển khai dự án bất động sản vì tiền sử dụng đất

Bất cập trong cách tính tiền sử dụng đất làm hàng loạt các dự án bất động sản (BĐS) chậm trễ triển khai, khiến nhiều doanh nghiệp phát triển dự án lâm vào cảnh “làm cũng chết mà không làm cũng chết” do không đo lường trước được chi phí hay đối mặt với nguy cơ nợ nần sau khi triển khai dự án do tiền sử dụng đất bỗng dưng tăng vọt.

Ảnh minh họa. Ảnh: Thượng Ngọc

“Đứng hình” do “tắc” tính tiền sử dụng đất

Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thời gian vừa qua, thị trường địa ốc diễn biến tích cực, hàng loạt doanh nghiệp bắt đầu rục rịch cuộc đua thâu tóm quỹ đất, triển khai dự án,... để đón đầu cơ hội phục hồi của thị trường thì nhiều doanh nghiệp có dự án lại không thể triển khai do “tắc” tính tiền sử dụng đất. Thậm chí, không ít dự án đã hoàn thiện nhưng không thể triển khai bán hàng vì phải chờ hoàn tất nghĩa vụ tài chính liên quan đến tiền sử dụng đất. Bởi các khó khăn trong khâu xác định giá đất.

Việc phê duyệt giá đất kéo dài, có thể mất đến vài năm, thậm chí hàng chục năm, không chỉ gây ra tình trạng đình trệ, mà còn làm tăng chi phí phát sinh cho doanh nghiệp, bởi trong thời gian chờ định giá, doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu các chi phí lãi vay, chi phí cơ hội.

Quy trình kéo dài và giá trị tiền sử dụng đất không thể dự đoán chính xác cũng gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc dự báo và lập kế hoạch tài chính, khiến các doanh nghiệp đối mặt với rủi ro thiếu hụt tài chính hoặc không đủ khả năng chi trả nợ.

Đối với các dự án được áp dụng tính tạm tiền sử dụng đất trước đây, doanh nghiệp tiếp tục phải đứng trước thách thức rất lớn với khoản phải nộp bổ sung, dẫn đến nguy cơ thua lỗ.

Dẫn chứng trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước do không lường trước được chi phí tiền sử dụng đất tăng cao. Nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành dự án và bàn giao cho người dân phải đối mặt với chi phí tài chính “khổng lồ” khi UBND tỉnh, thành phố rà soát lại tiền sử dụng đất. Trước đó, các dự án này được UBND tỉnh, thành phố sử dụng giải pháp tạm tính tiền sử dụng đất để doanh nghiệp có thể triển khai xây dựng dự án.

Bất cập liên quan đến tiền sử dụng đất không chỉ làm lãng phí tài nguyên đất đai, gây thiệt hại về kinh tế cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả thị trường BĐS và nền kinh tế nói chung.

Cụ thể, việc các dự án chậm trễ vì không giải quyết được tiền sử dụng đất, tạo nguy cơ mất niềm tin từ nhà đầu tư và khách hàng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và khả năng triển khai, hoàn thành dự án theo đúng tiến độ của doanh nghiệp BĐS, khiến nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng, từ đó làm giảm khả năng phục hồi của thị trường.

Ách tắc định giá đất cũng là nguyên nhân chính khiến hàng chục nghìn căn nhà bị ‘treo’ sổ hồng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người mua nhà trong việc mua bán, chuyển nhượng BĐS, thế chấp vay vốn ngân hàng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân khi không xin nhập học được cho con vì không nhập được khẩu. Mà còn tiềm ẩn rủi ro phát sinh tranh chấp pháp lý, kiện tụng và bồi thường.

Doanh nghiệp thêm nặng gánh

Hành lang pháp lý mới có hiệu lực thi hành vào 01/08 đã có nhiều điểm mới để tháo gỡ những bất cập, tắc nghẽn trong khâu định giá đất tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, VARS cho rằng, bảng giá đất mới được áp dụng trong thời gian tới với mức giá tăng cao cũng gây nhiều lo ngại, khiến doanh nghiệp thêm nặng gánh đến “bất động”. Đây cũng là yếu tố gây rủi ro về tăng giá bán BĐS.

Theo đó, bảng giá đất mới được xác định theo nguyên tắc thị trường sẽ làm tăng chi phí liên quan đến đất đai, trong đó có tiền sử dụng đất. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thu xếp đủ nguồn lực tài chính để có thể hoàn thành nghĩa vụ. Do chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu thành phần xây dựng giá thành BĐS nên khi tiền sử dụng đất tăng cao. Để đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng, doanh nghiệp sẽ xem xét đến việc điều chỉnh giá bán BĐS cao hơn.

Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, giá BĐS tại một số thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội đã liên tục thiết lập mặt bằng cao mới trong suốt thời gian qua. Nếu tiếp tục tăng, e rằng cơ hội tiếp cận nhà ở với phần đông người dân sẽ trở lên khó khăn. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về an sinh xã hội.

Thượng Ngọc

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sẵn tiền, cuối năm nên đầu tư chung cư hay đất nền?

Sẵn 4 tỷ đồng trong tay, anh Quốc Dũng ở Hà Nội băn khoăn nên mua đất nền ven Hà Nội hay mua một căn chung cư rồi cho thuê để có thu nhập đều mỗi tháng?

Có thêm hơn 1,230 căn hộ được bán cho người nước ngoài tại Hà Nội

Ngày 09/12, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo có 1,232 căn hộ được bán cho người nước ngoài tại 2 dự án chung cư tại quận Nam Từ Liêm và Tây Hồ.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành ban hành các văn bản liên quan đến đất đai và nhà ở trong năm 2024

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành văn bản quy định một số nội...

Hụt hơi 'đuổi' theo giá nhà: Nhà giàu cũng khóc

Nhiều gia đình có thu nhập hằng tháng khá cao, cùng tiền tích luỹ nhưng cũng không thể mua được nhà. Điệp khúc thuê trọ khiến các gia đình phải tiết kiệm “thắt lưng...

Chung cư Hà Nội trung bình 60 triệu đồng/m2, sẽ tăng tiếp hay giảm?

Chỉ số giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đến quý III/2024 tăng 64% so với quý II/2019, gấp đôi mức tăng của TPHCM. Giá bán trung bình sơ cấp tiệm cận mức 60 triệu...

HoREA: Đề xuất không cần xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất dự án thương mại cao cấp

Ngày 09/12/2024, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) có một số đề xuất về cơ chế, giải pháp để thực hiện chỉ tiêu phát triển từ 69,700 đến 93,000...

Đại biểu HĐND TP. Hà Nội: Với giá đất như hiện nay, người dân đi làm cả đời cũng không mua được 20m2

“Với giá đất hiện nay, người dân đi làm cả đời không mua được 2 chục mét vuông đất. Tôi cho rằng, cần phải hình thành quy chế đấu giá mới cho phù hợp", Bí thư huyện...

VARS: Nhóm thu nhập cao 30 triệu đồng/tháng cũng không thể mua được nhà

Theo báo cáo từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nếu xét theo quy tắc giá nhà không vượt quá một phần ba thu nhập, nhóm đại diện cho 20% dân số có thu...

Quốc hội yêu cầu không để thị trường bất động sản phát triển ''nóng'' hoặc ''đóng băng''

Nghị quyết 161/2024/QH15 của Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, ngăn chặn...

Dòng tiền dịch chuyển vào thị trường bất động sản phía Nam?

Chuyên gia cho rằng trường bất động sản Việt Nam 2024 đang phân hóa rõ rệt giữa các phân khúc​ và có thể chia thành ba bức tranh: miền Bắc – miền Nam, cao tầng –...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98