Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người đang quá thấp?

27/11/2024 09:02
27-11-2024 09:02:00+07:00

Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người đang quá thấp?

Đa phần các chuyên gia đều cho rằng mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng hiện nay đang quá thấp, cần nâng mức giảm trừ này lên cho phù hợp với mức sống của người dân hiện nay và có thể nghiên cứu đánh thuế theo khu vực sống.

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế, TNCN).

Trong đó nêu rõ, thời gian qua có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn còn thấp, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không thấp khi so sánh với mặt bằng chung về mức sống, thu nhập của người dân, nhiều người lao động đang có thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế. 

Để "bảo vệ" cho việc giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng và 4.4 triệu đồng/người phụ thuộc như hiện nay, có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế tại Việt Nam hiện gấp hơn 2 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người, cao hơn nhiều so với mức phổ biến mà các nước đang áp dụng.

Theo Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh hiện hành đã được áp dụng từ năm 2020 đến nay, cần phải rà soát, đánh giá lại để đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện mới.

Mức giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng, đảm bảo cho phù hợp với sự biến động của giá cả cũng như sự gia tăng mức sống dân cư trong giai đoạn vừa qua cũng như dự báo cho thời gian tới.

“Mức giảm trừ “quá cao” sẽ làm mờ vai trò của chính sách thuế TNCN trong việc thực hiện các chức năng của sắc thuế này (đảm bảo công bằng xã hội và điều tiết thu nhập) và vô hình chung sẽ đưa chính sách thuế TNCN trở lại “chính sách thuế đối với người có thu nhập cao” như giai đoạn trước đây. Có thể cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ”, Bộ Tài chính đề xuất.

Cần thay đổi tư duy đánh thuế

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế cho rằng nếu nói mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người cao là đang không phù hợp thực tiễn.

Ở các nước như Singapore, người dân thu nhập bình quân đầu người 40,000-50,000 USD/năm, trong khi chỉ cần khoảng 20,000 USD là có thể sống tốt. Trong khi, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam quá thấp so với mức sống thực tế. Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế ở mức 11 triệu đồng/tháng, nếu sống ở Hà Nội hay TPHCM với đủ khoản chi tiêu như thuê nhà, ăn ở, học hành, khám chữa bệnh... thì không đủ sống.

Ông Thịnh nhấn mạnh, mức giảm trừ gia cảnh đang quá thấp, cần phải tăng thêm. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, mức giảm trừ nên ở khoảng 16-18 triệu đồng/tháng trở lên.

Còn với người phụ thuộc, mức 4.4 triệu đồng/người phụ thuộc/tháng cũng không thể đủ được, ít nhất cũng phải để mức từ 5-7 triệu đồng trở lên.

Cần phải xem lại tư duy đánh thuế. Nếu thay đổi 20% so với mức lạm phát mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh là không đúng. Cách tính CPI, quan điểm tính, số liệu cập nhật chưa phải là tiêu chí chuẩn để làm cơ sở để tính được mức giảm trừ.

Khi tính toán mức giảm trừ gia cảnh phải dựa trên mức sống thực tế của người dân, mức sống của người dân hiện nay đã tăng lên, không thể so với mức sống năm 2011. Những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… có mức khác với những tỉnh thành miền núi. Có thể căn cứ vào cách chia vùng hưởng lương khu vực để xác định mức giảm trừ phù hợp.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/người đang quá thấp, phải vào khoảng 15 triệu đồng/người.

Biểu thuế lũy tiến hiện tại đang áp dụng, có nghĩa là những người thu nhập cao đang phải đóng thuế rất nhiều, người thu nhập thấp đóng thuế ít hơn. Điều này làm cho những người thu nhập cao phải chịu gánh nặng gấp đôi vì thu nhập cao số tiền đóng thuế đã cao và mức thuế suất cũng cao. Trong khi nếu áp dụng thuế suất cho tất cả mọi loại thu nhập sẽ thể hiện sự công bằng. Chính vì thế, làm giảm động lực kiếm tiền nhiều của con người.

Cần đánh thuế theo khu vực 

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên cấp cao Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) cho rằng, mình phải so sánh với mức sống tối thiểu của người dân. Mức 11 triệu đồng/người có thể đủ sống, còn những tỉnh thành trực thuộc trung ương mức này khó sinh hoạt được. Theo nghiên cứu, một hộ gia đình bình quân ở TPHCM chi tiêu khoảng 40 triệu đồng/tháng. Nếu gia đình 2 vợ chồng, 2 con nhỏ thì chắc chắn theo mức giảm trừ gia cảnh chỉ hơn 24 triệu đồng, không phù hợp mức sống hiện nay ở TPHCM.

Phải làm cuộc khảo sát về mức chi tiêu của người dân ở các tỉnh thành thì mới tính được mức giảm trừ gia cảnh phù hợp. Từ mức 11 triệu đồng/tháng có thể tăng lên 15-16 triệu đồng/người, mức phụ thuộc có thể nâng lên 5-6 triệu đồng. Tuy nhiên, phải làm khảo sát và tính toán chính xác, thuế TNCN nên phân riêng theo thành thị và nông thôn hoặc phân theo khu vực I, II, III thì mới hợp lý.

Theo quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Từ kỳ tính thuế năm 2020, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.  

Cát Lam

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều cán bộ thuế 'nhúng chàm', Tổng cục Thuế lệnh chấn chỉnh

Nhiều cán bộ thuế bị khởi tố, bắt tạm giam, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của toàn ngành thuế.

Hàng loạt doanh nghiệp phân phối rượu bị thu hồi giấy phép

4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh vì không hoạt động trong 12 tháng liên tục.

Chuyên gia: Nên sửa thuế thu nhập cá nhân ngay năm 2025

Chuyên gia cho rằng 5-7 năm mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh một lần khiến người lao động chịu thiệt thòi, nên "cần sửa ngay trong năm sau để có hiệu lực từ đầu...

Giảm 2% thuế VAT đến hết 30/06/2025 là phù hợp

Tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8 cuối tuần trước, ông Vũ Tuấn Anh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã đại diện trả lời một số...

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 12

Theo quy định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá bán...

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024 về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan...

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài

Trả tiền lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài. Và có người tài người ta cũng không bao giờ làm hết trách nhiệm của mình, theo Bộ trưởng Bộ Tài...

Phân bón chịu thuế GTGT 5%: Người nông dân được gì từ chính sách mới?

Ngày 26/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế Giá trị Gia tăng (GTGT) sửa đổi, mang đến nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách thuế của Việt Nam. Một trong...

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2%, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 28/11, Quốc hội nghe Tờ trình; Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc giải trình về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cảm ơn các đóng góp và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tại...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98