Dự án Takara Hoà Bình Resort bị giảm diện tích, CTP muốn huy động 480 tỷ từ cổ phiếu

09/12/2024 14:42
09-12-2024 14:42:51+07:00

Dự án Takara Hoà Bình Resort bị giảm diện tích, CTP muốn huy động 480 tỷ từ cổ phiếu

Takara Hoà Bình Resort là tên thương mại của dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hiền Lương mà CTCP Hòa Bình Takara (HNX: CTP) đang dồn lực để tham gia đầu tư.

Mới đây vào giữa tháng 11/2024, Văn phòng Tỉnh ủy ban hành thông báo số 2418-TB/TU về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hiền Lương tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất đồng ý điều chỉnh giảm diện tích đất sử dụng do tuyến đường liên xã Vầy Nưa- Tiền Phong, huyện Đà Bắc cắt qua dự án hơn 8,938m2. Các nội dung khác Ban thường trực Tỉnh ủy giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức, rà soát theo đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hiền Lương có tên thương mại là Takara Hoà Bình Resort, vào tháng 08/2021, UBND tỉnh Hòa Bình có quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Du lịch Hiền Lương (gọi tắt Hiền Lương) thuê đất (đợt 1) thực hiện. Cụ thể, chuyển mục đích sử dụng gần 137,619m2 đất rừng sản xuất tại xã Hiền huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình sang các mục đích sử dụng 129,888m2 đất thương mại dịch vụ; 6,664m2 đất có mặt nước chuyên dùng; 1,067m2 đất giao thông.

Cho Công ty Hiền Lương thuê (đợt 1) 315,814,m2 đất tại xã Hiền Lương, để sử dụng vào các mục đích: 129,888m2 đất thương mại dịch vụ; 6,664m2 đất mặt nước chuyên dùng; 179,263m2 đất trồng rừng sản xuất. Thời hạn thuê đất đến ngày 24/04/2069. Hình thức sử dụng đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Giao 1,067m2 đất giao thông cho UBND xã Hiền Lương để quản lý theo quy định pháp luật.

Theo tìm hiểu, Hiền Lương thành lập vào tháng 10/2018, vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng do hai cá nhân góp gồm Vũ Văn Doanh và Lê Trọng Tuấn mỗi người 50%. Bà Phạm Kim Oanh làm Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc và đại diện pháp luật. Cập nhật lần thay đổi vốn gần nhất của Hiền Lương là vào cuối năm 2023 cho thấy, Công ty có vốn 300 tỷ đồng, trong đó bà Oanh nắm 99% và bà Trần Thị Thúy 1%.

Tại dự án, vào ngày 06/09, CTP, khi này hoạt động dưới tên gọi CTCP Minh Khang Capital Trading Public thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế với Công ty Hiền Lương để thi công xây dựng công trình với hợp đồng nhà thầu chính giá trị hơn 40.7 tỷ đồng; hợp đồng nhà thầu phụ với CTCP Thương mại Dịch vụ và Đầu tư Xây dựng Tín Phát hơn 30 tỷ đồng.

Hiền Lương là chủ đầu tư Takara Hoà Bình Resort. Vào đầu tháng 10, CTP tuyên bố dự kiến sẽ mua cổ phần và cùng phát triển dự án. CTP ước tính dự án sẽ mang lại doanh thu hàng ngàn tỷ đồng. Diện tích khoảng 60ha, tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng và được CTP quảng bá là tổ hợp nghỉ dưỡng đầu tiên đạt chuẩn quốc tế 5 sao của tỉnh.

Phối cảnh dự án Takara Hoà Bình Resort

Ngày 26/10, ĐHĐCĐ bất thường của CTP đã thông qua chủ trương đầu tư góp vốn vào Hiền Lương. Thời điểm này, CTP cho biết Hiền Lương có vốn điều lệ 300 tỷ đồng và CTP đã đầu tư góp 45 tỷ đồng, tương đương 15% vốn điều lệ. Đồng thời Công ty dự kiến góp thêm tối đa 100 tỷ đồng, tương đương 33.33% vốn Hiền Lương, thông qua nhận chuyển nhượng phần vốn góp, dự kiến trong quý 4/2024.

Tuy nhiên, trên các BCTC công bố năm 2024 của CTP chưa ghi nhận Hiền Lương trong danh sách công ty liên quan. BCTC quý 3/2024 cho thấy so với đầu năm, CTP “xóa sổ” hoàn toàn 122 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng, chiếm đến 63% tổng tài sản (trước đó vào cuối tháng 6 khoản này còn đến 79 tỷ đồng). Ngược lại, tiền và tương đương tiền tăng vọt từ chưa tới 300 triệu đồng đầu năm lên gần 35 tỷ đồng. Đáng chú ý, danh mục tài sản xuất hiện “tài sản dài hạn khác” 45 tỷ đồng và CTP không thuyết minh cụ thể là gì. Tuy nhiên nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì con số này có giá trị bằng với tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

CTP “xóa sổ” hoàn toàn 122 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng. Nguồn: BCTC quý 3/2024 của CTP

Thay HĐQT, BKS và đổi tên doanh nghiệp

Động thái gần nhất để thể hiện quyết tâm thực hiện dự án nghỉ dưỡng là việc CTP chính thức đổi tên thành CTCP Hòa Bình Takara vào ngày 21/11 vừa qua.

Việc thay tên trước đó đã được ĐHĐCĐ bất thường 2024 hôm 26/10 thông qua. Cũng tại đại hội, cổ đông miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028 đối với ông Nguyễn Tuấn Thành (Chủ tịch HĐQT), bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, ông Lê Minh Tuấn trong HĐQT và bà Lê Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Mỹ trong BKS. Thay vào đó, HĐQT có 3 thành viên mới gồm bà Nguyễn Thị Minh Loan, ông Đào Văn Minh, ông Nguyễn Hải Quân và BKS gồm bà Nguyễn Thùy Trang, bà Hồ Thị Ngọc Bảo.

Hiện CTP do ông Trần Công Thành làm Chủ tịch HĐQT, ông Lê Minh Tuấn – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc làm đại diện pháp luật.

Vào năm 2019, CTP từng một lần đổi tên từ Cà phê Thương Phú sang CTCP Minh Khang Capital Trading Public sau khi ông Nguyễn Tuấn Thành trở thành Chủ tịch HĐQT thay ông Võ Văn Thắng cùng toàn bộ HĐQT, BKS cũng thay đổi.

Đại hội bất thường còn thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu và tăng vốn từ phát hành riêng lẻ. Theo đó, CTP sẽ phát hành gần 2.06 triệu cp để trả cổ tức 2023 (tỷ lệ 100:17), thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024, nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối theo BCTC kiểm toán 2023 (còn gần 22.6 tỷ đồng).

Với kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ, CTP dự kiến chào bán 24 triệu cp với giá không thấp hơn 20,000 đồng/cp, huy động tối thiểu 480 tỷ đồng. Phương án sử dụng vốn sau phát hành CTP cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông bằng văn bản sau. Xoay quanh việc tăng vốn, trước đó CTP đã rục rịch công bố tin tức về việc CTCP Tập đoàn Dịch vụ và Thương mại Quốc tế O.C.D (O.C.D Group) sẽ trở thành cổ đông lớn của CTP trong tương lai gần trong bối cảnh thị giá cổ phiếu CTP không ngừng tăng trước biến động cấu trúc thượng tầng, kinh doanh ảm đạm.

Trên một số website quảng cáo dự án Takara Hoà Bình Resort có đề cập đến thông tin Công ty Hiền Lương là thành viên của O.C.D Group. Còn trên website chính thức của O.C.D Group cũng đăng tải các tin tức về dự án mà Hiền Lương đang làm chủ đầu tư.

Ảnh chụp màn hình

Lai lịch O.C.D Group 

O.C.D Group có tiền thân là CTCP Thương mại và Dịch vụ Quốc tế O.C.D thành lập năm 2009 tại Hà Nội. Hiện Doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, bà Lê Thị Kha làm Giám đốc. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là dịch vụ cầm đồ. O.C.D giới thiệu công ty hoạt động hơn 15 năm trong 5 lĩnh vực gồm bất động sản – xây dựng – đầu tư tài chính – thương mại dịch vụ – giải trí.

Theo tìm hiểu, O.C.D có duy nhất một dự án bất động sản mà công ty làm chủ đầu tư là tòa nhà trung tâm thương mại OCD (OCD Plaza) tại số 29 La thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Dự án có diện tích đất 592m2, diện tích sàn 3,460m2, 7 tầng nổi và 1 tầng hầm. OCD Plaza từng bị UBND quận Đống Đa xử phạt vì xây dựng trái phép khung sắt trên tầng mái vào năm 2019. Hồi tháng 3 năm nay, tại tầng mái (nơi kinh doanh cafe, đồ uống) của tòa nhà xảy ra vụ hỏa hoạn. Với một số dự án khác, O.C.D group đóng vai trò xây dựng, kinh doanh.

Thu Minh

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín dụng tăng 18%, BVBank vượt xa kế hoạch lợi nhuận năm 2024

BCTC hợp nhất vừa công bố cho thấy, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) lãi trước thuế năm 2024 gần 391 tỷ đồng, gấp 5.4 lần năm trước. Con số lợi nhuận...

Lợi nhuận sau thuế công ty Cầu đường CII giảm 74%

Những chuyển động xoay quanh khoản đầu tư vào CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận là nguyên nhân của sự suy giảm kết quả kinh doanh.

FE Credit trở lại đường đua, lợi nhuận cả năm của VPBank tăng vượt trội 85%

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý...

Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn báo lãi quý 4 tăng 214%, cổ phiếu kịch trần

Mức chênh lệch lớn giữa lợi nhuận ròng quý 4 của các năm 2023-2024 chủ yếu do khác biệt trong trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Tuy vậy, thị trường chứng khoán...

PNJ về đích mục tiêu lợi nhuận năm 2024

Kết thúc năm 2024, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) đạt 37,823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2,115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành kế hoạch kinh doanh...

Kết quả kinh doanh VFG đi xuống, cổ phiếu rớt giá mạnh

CTCP Khử trùng Việt Nam (HOSE: VFG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với doanh thu 796 tỷ đồng, giảm trên 31% so với cùng kỳ năm trước.

Xi măng VICEM Hoàng Mai tiếp tục lỗ 67 tỷ đồng năm 2024

CTCP Xi măng VICEM Hoàng Mai (HNX: HOM) cho rằng ngành xi măng vẫn đối mặt khó khăn do nguồn cung xi măng cao, tiếp tục cạnh tranh khốc liệt về giá, áp lực tồn kho...

Bột giặt NET tăng lợi nhuận nhờ cắt giảm mạnh chi phí bán hàng

Mặc dù doanh thu thuần giảm trong quý 4 và cả năm 2024, lãi ròng của CTCP Bột giặt NET (HNX: NET) vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận quý 4 và cả năm 2024 của VNDIRECT đồng loạt sụt giảm

Năm 2024, CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) báo lãi sau thuế hơn 1.7 ngàn tỷ đồng, giảm 15% do doanh thu đi xuống ở nhiều mảng hoạt động.

Thủy điện Sông Ba Hạ lùi mạnh lợi nhuận vì hụt điện thương phẩm, không đạt kế hoạch năm

Sản lượng điện trong kỳ giảm sâu làm cho CTCP Thủy điện Sông Ba Hạ (UPCoM: SBH) phải chứng kiến lợi nhuận đi lùi trong quý 4/2024. Không chỉ vậy, kết quả lũy kế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98