Nafoods dự định gì khi mua lại toàn bộ cổ phần ưu đãi phát hành cho IFC?

16/12/2024 17:48
16-12-2024 17:48:07+07:00

Nafoods dự định gì khi mua lại toàn bộ cổ phần ưu đãi phát hành cho IFC?

CTCP Nafoods Group (HOSE: NAF) vừa có nghị quyết chấp thuận sẽ mua toàn bộ phần còn lại khoảng 9.7 triệu cp ưu đãi phát hành cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) cách đây 5 năm, nhưng không công bố giá mua dự kiến.

Năm 2019, NAF phát hành hơn 12.3 triệu cp ưu đãi có hoàn lại cho tổ chức tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) với giá 15,000 đồng/cp nhằm nâng cao công suất chế biến trái cây, mở rộng thị trường xuất khẩu; trong đó bao gồm đầu tư xây dựng nhà máy Nafoods Tây Nguyên. Cuối năm 2019, IFC sở hữu khoảng 21.7% vốn NAF.

Đây là cổ phần ưu đãi không có quyền biểu quyết nhưng đổi lại được hưởng một số quyền khác như quyền yêu cầu công ty mua lại, quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông và nhận cổ tức hằng năm.

Cuối tháng 8 vừa qua, Doanh nghiệp đã chi gần 73 tỷ đồng mua lại hơn 2.6 triệu cp từ phía IFC với giá bình quân 27,200 đồng/cp theo thỏa thuận giữa Công ty với tổ chức tài chính này. Tiền mua lại trích từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán tính đến cuối năm 2023.

Nếu tiếp tục mua phần còn lại tại giá trên, NAF sẽ cần khoảng 263 tỷ đồng. Tổng tiền chi ra theo đó hơn 335 tỷ đồng, tăng 80% so với giá trị thu về 5 năm trước, chưa kể các đợt tạm ứng cổ tức khoảng 67 tỷ đồng.

Báo cáo cho thấy, IFC nhận tạm ứng cổ tức đều đặn 5 lần, mỗi đợt khoảng 13.4 tỷ đồng; trong khi lần cuối cùng cổ đông nắm cổ phiếu phổ thông nhận cổ tức tiền là từ năm 2018. Theo lời lãnh đạo NAF, nhằm đảm bảo cho việc phát triển nên Công ty đã cam kết với IFC sẽ không chia cổ tức trong vòng 3 năm.

Nhà sáng lập kiêm CEO Nguyễn Mạnh Hùng. Nguồn: NAF

Còn về lý do mua lại, cổ đông sáng lập đồng thời là CEO của NAF, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói các cam kết, ràng buộc đã ký trước đó đang không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại, đặc biệt là ràng buộc về chỉ số tài chính, duy trì tỷ lệ sở hữu chi phối của cổ đông sáng lập. Do đó, 2 bên thống nhất khoản đầu tư này sau 5 năm đã “phát huy hết vai trò”, đồng thời cho biết IFC sẽ quay lại đầu tư vào NAF ở thời điểm khác phù hợp.

Ông Johan Nyvene – Thành viên HĐQT NAF – cho rằng việc hoàn tất mua lại cổ phần ưu đãi sẽ tháo gỡ ràng buộc, giúp cổ đông sáng lập có thể giảm bớt tỷ lệ sở hữu và mở đường cho các cổ đông lớn khác, làm tăng thanh khoản cổ phiếu. “Khi đó tôi cho rằng giá cổ phiếu sẽ phản ánh đúng hơn giá trị Công ty”, biên bản họp thường niên 2024 dẫn lại lời lãnh đạo.

IFC quan tâm và tìm hiểu NAF từ năm 2018 và bắt đầu bỏ ra 8 triệu USD một năm sau đó. Khoản đầu tư này, theo lời CEO Nguyễn Mạnh Hùng, một mặt giúp Công ty giải quyết nhu cầu tài chính và đầu tư, mặt khác giúp cải thiện vấn đề quản trị và nâng tầm uy tín của NAF rõ rệt.

Lễ công bố hợp tác đầu tư với giữa NAFIFC năm 2019. Nguồn: NAF

Tử Kính

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

SGI muốn tăng sở hữu Bông Bạch Tuyết lên hơn 65%

HĐQT CTCP Đầu tư Phát triển Sài Gòn 3 Group (UPCoM: SGI) vừa thông qua chủ trương tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CTCP Bông Bạch Tuyết (UPCoM: BBT) của Công ty và các...

Cổ đông lớn nhất Clever Group muốn thoái vốn nhưng không ai mua?

Đăng ký bán hàng triệu cổ phiếu ADG nhưng không ai mua, FSN Asia đang mắc kẹt trong kế hoạch thoái vốn. Cùng lúc đó, Chủ tịch Nguyễn Khánh Trình lại tranh thủ gom...

Lãnh đạo TTA quyết bán 1 triệu cp sau nhiều lần bất thành

Sau 2 lần bán không thành công, ông Trần Huy Thiệu - Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (HOSE: TTA) - tiếp tục đăng ký thoái thêm 1...

DL1 “chia tay” cổ đông liên quan Tổng Giám đốc

Shine Profit Development Limited báo cáo đã hoàn tất thoái toàn bộ vốn khỏi CTCP Tập đoàn Alpha Seven (HNX: DL1).

PYN Elite tiếp tục “chốt lời” DBC, tỷ lệ sở hữu chỉ còn 3.61%

Ngày 14/03, PYN Elite Fund - quỹ ngoại đến từ Phần Lan - đã bán 5 triệu cp của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC), giảm sở hữu từ hơn 17 triệu cp (tỷ lệ...

Cổ đông lớn tăng sở hữu sau khi C47 nhận phán quyết của Trọng tài quốc tế về tranh chấp công nợ

Công ty TNHH VP Invest tiếp tục củng cố vị trí cổ đông lớn nhất của CTCP Xây dựng 47 (HOSE: C47) sau khi mua thành công 700 ngàn cp đăng ký.

Quỹ KIM gom thêm cổ phần hãng tàu dầu VIPCO dù kế hoạch kinh doanh đi lùi

Nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục mua thêm cổ phần CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO (HOSE: VIP), trong khi các tổ chức liên quan đến doanh nhân hàng hải Trần Tiến Dũng thoái...

Cổ phiếu BMC "đổ đèo" sau khi lập đỉnh, cổ đông lớn quyết bán sạch vốn

Sau khi tăng hơn 50% lên đỉnh lịch sử rồi lao dốc 32% chỉ trong 1 tháng, cổ phiếu BMC tạo hình "cây thông" trên biểu đồ, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định tiếp tục kế...

Nhóm có liên quan đến Beston tăng sở hữu tại VIB lên hơn 8%

CTCP Beston vừa thông báo thay đổi sở hữu cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB).

Cổ đông ngoại tại Vinamilk năm 2024 thay đổi ra sao?

Trong bối cảnh CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) duy trì vốn điều lệ ổn định ở mức 20,899 tỷ đồng, một số quỹ đầu tư nước ngoài đã âm thầm gia tăng tỷ lệ sở...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98