Nợ bảo hiểm xã hội 28 tỉ, công ty đóng tàu mở thủ tục phá sản

09/12/2024 06:58
09-12-2024 06:58:00+07:00

Nợ bảo hiểm xã hội 28 tỉ, công ty đóng tàu mở thủ tục phá sản

Sau nhiều năm thua lỗ, nợ bảo hiểm xã hội, Công ty Đóng tàu Cam Ranh ở Khánh Hòa làm thủ tục phá sản.

Ngày 7-12, một nguồn tin cho biết TAND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), có trụ sở tại phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Nợ bảo hiểm xã hội hơn 28 tỉ đồng

Theo quyết định của TAND tỉnh Khánh Hòa, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 25-11, các chủ nợ của Công ty Đóng tàu Cam Ranh phải gửi giấy đòi nợ, hồ sơ liên quan cho TAND tỉnh Khánh Hòa để thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật.

Nhiều năm nay Công ty đóng tàu Cam Ranh nợ tiền bảo hiểm xã hội người lao động. Ảnh: XK

Cùng ngày, lãnh đạo Công ty Đóng tàu Cam Ranh xác nhận những nội dung trên, đồng thời cho biết đang phối hợp tòa án giải quyết các vấn đề liên quan, các chế độ đối với người lao động, tài sản công.

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa, tính từ tháng 7-2016 đến nay, Công ty Đóng tàu Cam Ranh nợ hơn 28 tỉ đồng bảo hiểm xã hội của 57 lao động. Đây là một trong những đơn vị nợ bảo hiểm xã hội số tiền lớn, kéo dài, khó đòi ở Khánh Hòa.

Phải giải quyết các chế độ cho người lao động

Theo hồ sơ, năm 2023, giá trị sản xuất của Công ty Đóng tàu Cam Ranh đạt 8,8 tỉ đồng, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ 858 triệu đồng. Tuy nhiên, tính lợi nhuận trước thuế năm 2023, doanh nghiệp này lỗ 66,5 tỉ đồng. Từ năm 2014 đến nay, số lượng lao động của doanh nghiệp này giảm từ 119 người xuống còn 54 người.

Công Đóng tàu Cam Ranh có tiền thân là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin). Năm 2010, Thanh tra Chính phủ phát hiện hàng loạt sai phạm tại Vinashin, trong đó thâm hụt gần 5.000 tỉ đồng.

Làm ăn thua lỗ, Công ty đóng tàu Cam Ranh mở thủ tục phá sản. Ảnh: XH

Sau khi nhiều lãnh đạo của Vinashin bị xử lý hình sự, tập đoàn này tái cơ cấu từ năm 2010. Đến năm 2013, doanh nghiệp này chuyển lại thành tổng công ty, đổi tên thành SBIC nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Tháng 12-2023, Chính phủ ban hành nghị quyết về kế hoạch tổ chức thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương xử lý SBIC.

Hướng xử lý được đưa ra là cho phép phá sản đối với công ty mẹ SBIC và bảy công ty con, trong đó có Công ty đóng tàu Cam Ranh. Các doanh nghiệp này thực hiện các thủ tục phá sản từ quý I-2024.

Hồi tháng 5-2024, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang làm việc với Công ty Đóng tàu Cam Ranh để triển khai kế hoạch theo nghị quyết của Chính phủ.

Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Xuân Sang yêu cầu Công ty đóng tàu Cam Ranh phải bố trí, sắp xếp nguồn kinh phí để giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động còn đang nợ, đóng theo đúng quy định; nghiên cứu, xây dựng phương án hỗ trợ người lao động khi thực hiện xử lý doanh nghiệp...

Xuân Hoát

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một công ty bảo hiểm bị phát hiện tự ý trừ tiền bồi thường tai nạn xe, trích lập “dự phòng mù”

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) ngày 11/04 công bố kết luận thanh tra hoạt động năm 2023 tại Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp, cho thấy hàng loạt tồn tại...

MIC nhận giải Sao Khuê 2025 cho ứng dụng bảo hiểm số MIC Pro

Ngày 19/4/2025 – Tại Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) vinh dự được nhận giải thưởng dành cho ứng dụng bảo hiểm số...

Trốn, chậm đóng BHXH: Doanh nghiệp sẽ hết đường lùi

Doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ phải khắc phục trong thời hạn tối đa 3 ngày kể từ khi bị phát hiện. Nếu...

Đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động  TP.HCM đã đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ lao động khi doanh nghiệp phá...

Những kịch bản trục lợi bảo hiểm từ vụng về đến tinh vi, khó phát hiện

Các doanh nghiệp bảo hiểm cho hay tình trạng trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, với kịch bản đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào hai tình...

Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2025: Ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ

Đây là kỳ họp đầu tiên sau khi Hội đồng Quản lý được kiện toàn với những quyết sách định hướng cho hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội trong năm 2025 và giai đoạn...

Mở rộng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được Quốc hội thông qua cuối năm 2024, sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật sửa đổi lần này mở rộng nhiều quyền lợi thanh toán chi phí khám...

Không bỏ bảo hiểm xe máy vì phí 60.000 đồng, tai nạn bồi thường 150 triệu đồng

Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị cần đánh giá, làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô - xe máy, nhằm tránh...

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng thêm nhiệm vụ mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

Cần giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động và người sử dụng lao động đều mong muốn được giảm đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp xuống dưới 1%.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


Hotline: 0908 16 98 98