Cách tính mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất

07/02/2025 09:55
07-02-2025 09:55:08+07:00

Cách tính mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất

Mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay được áp dụng theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14. Cá nhân có thể tự tính thuế sau khi giảm trừ gia cảnh.

Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) áp dụng cho bản thân người nộp thuế; mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/tháng áp dụng với mỗi người phụ thuộc của người nộp thuế.

Với mức giảm trừ nêu trên, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân. 

Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân.

Mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay được áp dụng theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14. Ảnh: Nam Khánh

Bởi nguyên tắc tính thuế TNCN như sau: số tiền thuế TNCN = (tổng thu nhập - bảo hiểm - mức giảm trừ gia cảnh) x tỷ lệ khấu trừ thuế TNCN. 

Giả sử trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng và có 1 người phụ thuộc, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... sẽ không thuộc diện phải đóng thuế TNCN.

Với cá nhân này, bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%); mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng (11 triệu đồng cho bản thân + 4,4 triệu đồng cho người phụ thuộc); tổng cộng hai khoản được trừ này là 17,2 triệu đồng, cao hơn tổng thu nhập.

Cũng có 1 người phụ thuộc, nếu cá nhân có thu nhập 18 triệu đồng, trừ đi 1,89 triệu đồng bảo hiểm và 15,4 triệu đồng giảm trừ gia cảnh, nhân với tỷ lệ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 5% thì phải nộp thuế là 35 nghìn đồng/tháng. Số tiền thuế này rất nhỏ so với mức thu nhập 18 triệu đồng/tháng, chỉ chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập của cá nhân.

Tháng 10/2025 sẽ tăng mức giảm trừ gia cảnh?

Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định: “Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”

Theo đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chỉ được thực hiện khi biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lũy kế qua các năm trên 20%.

Tính từ năm 2020 đến hết 2024, chỉ số CPI đã tăng gần 16%.

Do đó, trong năm 2025, nếu chỉ số CPI có biến động lớn thì có thể tại kỳ họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2025 sẽ có nội dung nghị quyết liên quan tới việc nâng mức giảm trừ gia cảnh.

Bình Minh

VietNamNet

- 06:00 07/02/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động ai cũng cần biết

Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thời hạn chậm nhất là ngày 5/5/2025. Theo đó, hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đáp ứng đủ 3 điều kiện...

Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Sáng 23/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm...

Đại diện Bộ Tài chính nói gì về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, nước giải khát?

Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ quan này đã báo cáo Chính phủ về điều chỉnh lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng.

Cục Thuế trả lời thu nhập từ làm thêm giờ có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Khi làm thêm giờ, nhiều người thường chỉ quan tâm đến thu nhập tăng thêm nhưng lại chưa biết có bị tính thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập này.

Thu ngân sách quý I: DN nhà nước 'hụt hơi', FDI và tư nhân tăng mạnh

Thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh, trong khi đó thu từ doanh nghiệp nhà nước lại giảm.

Đã đến lúc cần cuộc cải cách về thuế - Bài 2: Đưa thuế thành đòn bẩy phát triển

Hệ thống thuế như một bộ khung xương sống cho nền kinh tế. Nếu nó được thiết kế hợp lý, vận hành trơn tru và gắn kết linh hoạt với các cơ quan chức năng – doanh...

Đã đến lúc, cần cuộc cải cách về thuế (Bài 1)

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với thế giới, nếu một hệ thống thuế lạc hậu và rườm rà chẳng khác nào “mạch máu” bị tắc nghẽn trong nền kinh...

UBND TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát

UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp phối hợp có hiệu quả với Cục Thi hành án dân sự TP tổ chức thi hành án trong vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng...

Gian nan quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trong quá trình chuyển đổi số, có thể ngành thuế thu thập dữ liệu chưa chính xác và đầy đủ.

Chính sách tài khóa: Giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

Việc Chính phủ tiếp tục cho gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2025, sẽ là động lực...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH

Nhịp đập Thị trường 24/04: Có động lực từ mùa đại hội và chốt ngày vận hành KRX, VN-Index hồi mạnh trong phiên chiều

Nhịp đập Thị trường 24/04: Có động lực từ mùa đại hội và chốt ngày vận hành KRX, VN-Index hồi mạnh trong phiên chiều

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường chứng kiến nhịp hồi phục ấn tượng để khép lại phiên 24/04 tiến lên vùng 1,223.35, tương ứng tăng 12.35 điểm. Kịch bản tương tự cũng diễn ra trên UPCoM để đóng cửa tăng 0.17 điểm lên 91.63. Riêng HNX-Index vẫn giữ sắc đỏ khi giảm 0.38 điểm về 211.07. Các động lực từ mùa ĐHĐCĐ cũng như chốt ngày vận hành KRX góp phần thúc đẩy cho chỉ số.




Hotline: 0908 16 98 98