Mất thị trường Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc vội vã tìm thị trường thay thế

15/02/2025 21:08
15-02-2025 21:08:34+07:00

Mất thị trường Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc vội vã tìm thị trường thay thế

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang vội vã tìm kiếm thị trường thay thế cho thị trường Mỹ sau các đòn thuế quan của ông Trump. 

Jeremy Fang, nhân viên kinh doanh tại một công ty sản xuất nhôm Trung Quốc, đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh để bù đắp tác động từ thuế quan của Mỹ. Theo ông, vấn đề là các đối thủ cạnh tranh cũng đang nghĩ vậy.

"Điều này chỉ dẫn đến một cuộc chạy đua khốc liệt", Fang nói, đồng thời dự đoán công ty của ông sẽ phải giảm giá và chấp nhận biên lợi nhuận thấp hơn. "Miếng bánh chỉ có từng đó. Tất cả chúng tôi đều muốn giành một phần nên cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt”.

Cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh càng trở nên căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thêm thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc như một "đòn tấn công mở màn". Điều này buộc các nhà sản xuất Trung Quốc, vốn đang phải đối mặt với nhu cầu yếu trong nước, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đổ xô vào các thị trường xuất khẩu thay thế cùng một lúc. 

"Một rủi ro là đột nhiên mọi nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ tìm cách phát triển cùng những thị trường khác", Frederic Neumann, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á tại HSBC nói. Ông cho rằng chiến lược đa dạng hóa thị trường là điều dễ hiểu nhưng không bền vững.

Thực tế cho thấy không quốc gia nào có sức tiêu thụ tiệm cận với Mỹ. Được biết, mỗi năm Trung Quốc xuất khẩu khoảng 400 tỷ USD hàng hóa sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Điều này không chỉ hạn chế đáng kể khả năng hấp thụ sản xuất từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà còn làm gia tăng cuộc chiến giá cả giữa các nhà xuất khẩu Trung Quốc, thu hẹp lợi nhuận của họ. Chưa hết, tình trạng này còn có nguy cơ gây phản ứng chính trị tại các thị trường mới.

"Cũng có rủi ro từ việc các nước tiếp nhận rồi cũng phải tăng cường các biện pháp hạn chế đối với Trung Quốc, vì các nhà sản xuất nội địa của họ đang chịu áp lực”, ông Neumann cho biết.

Căng thẳng cũng đã ở mức cao. Trong năm qua, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc trong khi Ấn Độ, Indonesia và các thị trường mới nổi khác đã nâng rào cản thương mại của riêng họ đối với một số sản phẩm Trung Quốc.

Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong một số lĩnh vực. Các nhà sản xuất xe điện lớn như BYD hay nền tảng AI DeepSeek đã tạo dấu ấn trên sân khấu toàn cầu.

Nhưng với các công ty nhỏ, tình hình có vẻ nguy cấp hơn. Richard Chen, chủ một nhà máy sản xuất đồ trang trí Giáng sinh ở miền nam Trung Quốc, cho biết ông hoạt động với biên lợi nhuận gần như bằng không và không chắc liệu có thể giữ được toàn bộ 80 nhân viên trong năm nay hay không.

"Chúng tôi đã thử vào Ba Lan, nhưng họ đơn giản là không mua hàng như khách hàng ở Mỹ", Chen nói. Với biên lợi nhuận gần như bằng không, ông không chắc liệu có thể giữ được toàn bộ 80 nhân viên trong năm nay hay không.

Sóng gợn nội địa

Cuộc chiến giá cả ở nước ngoài đang tạo ra những sóng gợn đáng lo ngại trong nền kinh tế nội địa. Tại một nhà máy sản xuất bồn tắm ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh 300km về phía nam, vị giám đốc đang cố gắng thâm nhập thị trường Brazil và Argentina để giảm bớt tác động từ mức thuế 35% tại Mỹ.

"Có nhiều thương nhân Trung Quốc trong cùng ngành. Đối với tất cả mọi người đều rất khó khăn", ông chia sẻ sau khi đã phải cắt giảm lương nhân viên 10-15% để duy trì khả năng cạnh tranh.

Li Yongqi, Giám đốc Công ty Xe điện Jialifu, dự đoán rằng việc cắt giảm lương và sa thải ở các nhà máy, cùng cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra ở Trung Quốc, sẽ thu hẹp nhu cầu trong nước và giảm 20-30% lợi nhuận của công ty. "Các công ty Trung Quốc trong mọi ngành đều đang đi ra nước ngoài và đổ xô vào thị trường nước ngoài, sau đó các chính phủ nước ngoài đều áp đặt thuế quan và trừng phạt", Li nói.

Trước tình hình này, Alicia Garcia-Herrero, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cho rằng con đường duy nhất cho Trung Quốc là giảm sản xuất. "Điều đó sẽ rất đau đớn", bà nói. "Không ai sẽ nhận sản phẩm của bạn mãi mãi. Vì vậy, nếu bạn muốn tạo ra nhiều phúc lợi hơn, tăng trưởng nhiều hơn, thì bạn cần tiêu thụ nhiều hơn".

Trong khi đó, Neumann tại HSBC đề xuất rằng các chính sách thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình có thể là giải pháp giúp Trung Quốc giảm ma sát thương mại với phần còn lại của thế giới. "Cuối cùng, đó cũng là về việc phát triển nhu cầu trong nước để giúp hấp thụ một phần sản xuất", ông nhận định.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

- 20:06 15/02/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu Trung Quốc bùng nổ khi doanh nghiệp chạy đua nhập hàng trước thuế quan

Xuất khẩu Trung Quốc đã tăng vọt trong tháng 3/2025 ngay trước khi Mỹ công bố thuế đối ứng, với một lượng hàng kỷ lục chảy vào các quốc gia Đông Nam Á.

Mỹ: Giới lãnh đạo ngân hàng lo ngại về tác động của thuế quan

Giới lãnh đạo ngân hàng Mỹ cho biết mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng cảnh báo những bất ổn kinh tế do thuế quan gây ra có thể...

Giới đầu tư tìm nơi trú ẩn, vàng có thể cán mốc 4,000 USD?

Hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và UBS vừa đồng loạt đưa ra những dự báo đầy lạc quan về giá vàng. Họ đều nhìn nhận rằng nhu cầu từ các ngân hàng trung ương đang...

Ấn Độ, Việt Nam - Những “bến đỗ an toàn” của Apple trước thuế quan?

Apple đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực tại Ấn Độ và Việt Nam nhằm tận dụng giai đoạn tạm hoãn thuế quan 90 ngày của Mỹ, tuy nhiên, việc Trung Quốc tiếp...

“Hiệu ứng tài sản” từ thị trường chứng khoán có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế ra sao?

Những biến động trên thị trường chứng khoán do lo ngại về vấn đề thương mại không chỉ tác động đến số dư quỹ hưu trí của người dân, mà còn có thể khiến họ cắt giảm...

Thị trường hàng hóa phát tín hiệu kinh tế toàn cầu suy thoái

Giá cả hàng hóa trên toàn cầu từ năng lượng, kim loại công nghiệp cho đến nông sản giảm mạnh khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên...

Bộ trưởng Mỹ: Sẽ áp thuế riêng đối với điện thoại thông minh và hàng điện tử

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick hé lộ điện thoại thông minh, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác sẽ không được miễn thuế...

Trung Quốc: Mỹ miễn thuế với điện thoại, máy tính chỉ là "bước nhỏ" để sửa chữa sai lầm

Bắc Kinh vừa lên tiếng về quyết định miễn thuế gần đây của Washington, coi đây chỉ là khởi đầu cho việc Mỹ sửa chữa một "sai lầm" lớn hơn trong chính sách thương...

Các công ty châu Âu tích trữ hàng và chuyển dịch sản xuất để đối phó với bão thuế quan

Donald Trump đang tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày và chỉ áp mức thuế tối thiểu 10%. Tuy nhiên, với các loại thuế khác vẫn còn hiệu lực, hoạt động kinh doanh tại...

Đội ngũ của Trump muốn chốt 90 thoả thuận thương mại trong 90 ngày

Chính quyền Donald Trump đang đặt mục tiêu đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày, nhưng những thách thức để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến thương mại...


TIN CHÍNH

Cổ tức tuần 14-18/04: Ít mà chất?

Cổ tức tuần 14-18/04: Ít mà chất?

Tuần từ 14-18/04, chỉ 3 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao nhất là 20% (tức 2,000 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu). Tuy nhiên, tỷ lệ tuy không quá cao nhưng lại giàu “chất lượng”.




Hotline: 0908 16 98 98