Ông Nguyễn Đức Lệnh: Mô hình NHNN khu vực tạo dấu ấn lịch sử, thúc đẩy kinh tế vùng tăng trưởng

25/02/2025 09:34
25-02-2025 09:34:54+07:00

Ông Nguyễn Đức Lệnh: Mô hình NHNN khu vực tạo dấu ấn lịch sử, thúc đẩy kinh tế vùng tăng trưởng

Ở góc độ phát triển, sự hình thành mô hình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khu vực, tiếp tục là dấu ấn lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của ngành Ngân hàng. Dấu ấn này gắn liền với sự đổi mới hoạt động nhằm thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương (NHTW), đáp ứng yêu cầu về hoạt động hiệu lực, hiệu quả và yêu cầu thực tiễn khách quan của đổi mới.

* Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước giảm 5 đơn vị

Theo Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và kế hoạch của Chính phủ, NHNN đã sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động và các đơn vị của NHNN, trong đó có việc sắp xếp các NHNN Chi nhánh tỉnh thành phố, trở thành NHNN khu vực.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, ở góc độ phát triển, sự hình thành mô hình NHNN khu vực, tiếp tục là dấu ấn lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của ngành Ngân hàng. Dấu ấn này gắn liền với sự đổi mới hoạt động nhằm thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của NHTW, đáp ứng yêu cầu về hoạt động hiệu lực, hiệu quả và yêu cầu thực tiễn khách quan của đổi mới.

Ở góc độ quản lý và tiếp cận theo chức năng nhiệm vụ NHTW, mô hình NHNN khu vực không chỉ phát huy vai trò của NHNN Chi nhánh theo mô hình cũ mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt chức năng NHTW tại địa phương, đặc biệt thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ tín dụng và thúc đẩy kinh tế vùng tăng trưởng, phù hợp với chiến lược, định hướng phát triển kinh tế vùng. Ý nghĩa này phản ánh trên 3 phương diện chính.

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng ngân hàng và phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ, nhờ khả năng tổ chức triển khai thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Theo đó, với mô hình NHNN khu vực, việc tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng sẽ đồng bộ hơn; đồng loạt và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, việc nắm bắt và phản biện chính sách sẽ hiệu quả và toàn diện hơn ở quy mô vùng so với quy mô tỉnh như trước đây. Ý nghĩa này sẽ phát huy vai trò quản lý và việc chỉ đạo tập trung đối với công tác tổ chức triển khai thực hiện ở quy mô vùng đảm bảo chính sách đi vào thực tế cuộc sống kịp thời hơn và hiệu quả hơn, nhất là các chính sách, chương trình tín dụng hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế địa phương, kinh tế vùng thông qua việc thực hiện tốt các chương trình tín dụng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng phát triển kinh tế vùng. Đặc biệt, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế vùng, nhờ quản lý tập trung và toàn diện với quy mô cấp vùng, các TCTD tại vùng sẽ phối hợp tốt hơn trong công tác cho vay (như hợp vốn; thông tin trao đổi và hợp tác…) để mở rộng và tăng trưởng tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng.

Trong quá trình này, khi kinh tế vùng phát triển, liên kết kinh tế vùng ngày càng mở rộng thì yêu cầu về vốn dịch vụ ngân hàng ngày càng cao và khả năng đáp ứng nhu cầu này sẽ tốt hơn khi nhiệm vụ NHTW được thực hiện bởi NHNN khu vực. Trong đó, các cơ chế chính sách đặc thù hoặc các chương trình tín dụng phù hợp với kinh tế vùng (như cho vay phát triển nông nghiệp; chương trình tín dụng lúa gạo; cho vay nông lâm thủy hải sản; cho vay phát triển cây công nghiệp; doanh nghiệp nhỏ và vừa; lĩnh vực công nghiệp; chế biến; du lịch; thương mại dịch vụ; tín dụng xanh; kinh tế số...) sẽ phát huy hiệu quả hơn nhờ sự phù hợp của chính sách với yêu cầu phát triển kinh tế địa phương, kinh tế vùng.

Thứ ba, mô hình NHNN khu vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của NHTW, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý của NHNN, cũng như công tác chỉ đạo điều hành, đặc biệt trong việc thực hiện các chương trình, đề án và chiến lược ngành. Khi hoạt động theo mô hình NHNN khu vực, nội hàm của quá trình này đã là thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành; công tác cải cách hành chính và đề án phát triển ngân hàng số… Qua đó, tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất để ngành Ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ chính sách tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ông Lệnh đánh giá mô hình NHNN khu vực đi vào hoạt động sẽ là dấu ấn lịch sử trong quá trình đổi mới và phát triển của ngành. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của mô hình này sẽ là động lực thúc đẩy ngành phát triển theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hàn Đông

FILI

- 08:32 25/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NCB miễn phí dịch vụ thông báo biến động số dư bằng giọng nói iziBox trên toàn quốc

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) chính thức triển khai miễn phí “Dịch vụ thông báo giao dịch thành công bằng giọng nói iziBox” trên toàn quốc, mang đến giải pháp thanh...

Tỷ giá ngày 14/4: Đồng USD tại các ngân hàng thương mại quay đầu tăng giá

Vào lúc 8 giờ 30 sáng 14/4, Vietcombank và BIDV đều niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.560-25.920 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 40 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán so...

Tỷ giá trong thế gọng kìm giữa lãi suất và vấn đề thương mại

Dù giữ được sự ổn định trong quí 1-2025, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đang đối mặt với những rủi ro mới từ các thay đổi trong chính sách thương mại toàn cầu và lộ...

Giá USD chạm đáy nhiều năm

Tuần qua (08-11/04/2025), giá USD trên thị trường quốc tế giảm xuống mức thấp nhất 3 năm do chịu tác động bởi chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ...

Techcombank: Mục tiêu lãi 31,500 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu ESOP để tăng vốn

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình kế hoạch kinh doanh, phát hành cổ phiếu ESOP để...

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng, chia cổ tức tiền mặt trong năm 2025

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) dự kiến trình kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt, bầu HĐQT và...

Đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Mỹ

Đây là yêu cầu của Chính phủ với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được nêu tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 10/4/2025 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội...

HSBC Việt Nam: Lợi nhuận giảm, thu nhập bình quân nhân viên 72 triệu đồng/tháng

Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) vừa công bố báo cáo tài chính tóm tắt cho năm tài chính 2024 với lợi nhuận trước thuế hơn 4,451 tỷ đồng, giảm 32%...

Sacombank triển khai giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/04/2025, Sở Giao thông Công chánh TPHCM phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng...

Cần minh bạch, công bố báo cáo tài chính ngân hàng yếu kém

Đây là một trong nhiều đề xuất của các chuyên gia nhằm giúp việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém hiệu quả hơn.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH

Chứng khoán APG đón cổ đông lớn nước ngoài

Chứng khoán APG đón cổ đông lớn nước ngoài

Quỹ đầu tư PANDO 1 INVESTMENT PTE.LTD đã mua thành công thêm 850,400 cổ phiếu APG của CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG), qua đó nâng sở hữu lên 5.25% vốn điều lệ, chính thức trở thành cổ đông lớn tại CTCK này.




Hotline: 0908 16 98 98