Sắp xếp lại bộ máy: Thị trường bất động sản sẽ bước vào chu kỳ mới và thăng hoa

12/02/2025 08:42
12-02-2025 08:42:02+07:00

Sắp xếp lại bộ máy: Thị trường bất động sản sẽ bước vào chu kỳ mới và thăng hoa

Sắp xếp lại bộ máy nhiều bộ, ban, ngành liên quan, dự kiến thủ tục đầu tư một dự án bất động sản sẽ giảm đi rất nhiều. Đây là cơ hội để thị trường bất động sản “chuyển mình,” phát triển thăng hoa.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+)

Nhận định sau khi tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy của các cơ quan, bộ, ban, ngành theo hướng “Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả," thủ tục đầu tư dự án bất động sản sẽ giảm đi rất nhiều, đại diện một số bộ, ngành và chuyên gia cho rằng đây là cơ hội để thị trường bất động sản “chuyển mình,” sẵn sàng bước vào chu kỳ phát triển mới, thăng hoa và bền vững hơn.

Sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính

Bàn về vấn đề trên, ông Lê Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng thị trường bất động sản hiện nay đang được quản lý và chịu tác động bởi nhiều cơ quan, bộ ngành khác nhau. Ví dụ như Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quản lý về đất đai; Bộ Xây dựng quản lý về các dự án bất động sản, nhà ở; hay ngân hàng quản lý về tín dụng…

Tuy nhiên, quá trình tinh gọn lại bộ máy ở các bộ ngành liên quan, đặc biệt như ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho thấy rất có lợi cho việc quản lý, phát triển thị trường bất động sản.

“Đơn cử như ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay đang có 3 đơn vị đầu mối cùng quản lý về đất đai, thì khi sáp nhập lại thành một sẽ thống nhất được việc hướng dẫn các địa phương; việc triển khai các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai cũng thuận lợi hơn. Nếu địa phương, doanh nghiệp có thắc mắc, có hỏi cũng dễ thống nhất trả lời,” ông Bình nói.

Ở phạm vi rộng hơn, theo ông Bình, việc sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cũng sẽ thuận lợi cho việc quản lý về đất đai.

“Lâu nay cũng có những vấn đề liên quan đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý như quản lý rừng hay đất trồng lúa. Tới đây thống nhất thành một bộ, thì việc quản lý sẽ rất thuận lợi. Ví dụ như đất trồng lúa, quá trình chuyển đổi mục đích trồng lúa sẽ không còn phải chạy đi chạy lại xin ý kiến. Tôi cho rằng đây là điều thấy rõ và rất thuận lợi,” ông Bình chia sẻ.

Cũng theo ông Bình, nếu ở địa phương cũng sáp nhập thì doanh nghiệp càng thuận lợi hơn, bởi họ không phải chạy đi nhiều sở, ngành liên quan để xin phép, giải quyết về thủ tục hành chính. Hơn thế, trong bối cảnh hiện nay, việc sáp nhập cũng sẽ được triển khai rất nhanh, không tốn nhiều thời gian chờ đợi, nên gần như không ảnh hưởng gì đến các hoạt động vận hành, cũng như giải quyết các vấn đề từ thực tiễn.

“Như Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước Tết 1 tháng đã có sự chuẩn bị, hiện đã sẵn sàng, thì khi Quốc hội họp, ra nghị quyết, sẽ ban hành các nghị định chức năng, quyền hạn của các bộ, ngành. Bộ trưởng cũng sẽ ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cục, vụ trong bộ,” ông Bình thông tin.

Ông Vương Duy Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy là chủ trương đúng đắn. Đây cũng là cơ hội để nhiều ngành, lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực bất động sản) phát triển nhờ đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

“Sau khi tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy, nhiều cơ quan, bộ, ban, ngành liên quan, thì thủ tục đầu tư một dự án bất động sản sẽ giảm đi rất nhiều. Hiện nay, để đầu tư một dự án bất động sản cần phải tính toán từ phương án đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng rất nhiều thủ tục hành chính rất nhiều (thông thường cần phải có 30 - 40 thủ tục lớn còn chưa tính tới các thủ tục nhỏ lẻ). Tới đây, việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, đơn giản hoá thủ tục sẽ góp phần triển khai thủ tục dự án nhanh hơn. Đây chính là thuận lợi của các dự án bất động sản và nhiều lĩnh vực khác,” ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng cho rằng với việc phân cấp, phân quyền rõ ràng từ Trung ương tới địa phương, các địa phương sẽ phải thích ứng với bộ máy và chức năng nhiệm vụ mới. Thực tế, quy định pháp luật về đất đai, nhà ở hiện nay, hầu hết cũng đã phân cấp chức năng, nhiệm vụ cho các địa phương.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+)

“Ví dụ việc thẩm tra, thẩm định các dự án, công trình cấp 1 (những công trình có quy mô lớn), trước đây là trách nhiệm của cơ quan Trung ương, nhưng tới đây, địa phương sẽ phải chuẩn bị bộ máy, con người để thẩm định các dự án đó. Khi chúng ta tổ chức tốt, có bộ máy tốt sẽ giúp cho các dự án bất động sản triển khai nhanh hơn, qua đó tăng được các nguồn cung cho thị trường bất động sản,” đại diện Bộ Xây dựng nhìn nhận.

2 kịch bản từ góc nhìn doanh nghiệp

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng dưới góc độ doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, ông vẫn còn băn khoăn về 2 kịch bản có thể xảy ra đối với thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Kịch bản thứ nhất, theo ông Đính, khi tinh gọn, sáp nhập bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan ở Trung ương và địa phương, sẽ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản. Điều này giúp giảm thiểu thời gian, chi phí, chính sách pháp lý, để thị trường bất động sản sẵn sàng bước vào chu kỳ mới, thăng hoa và phát triển tốt.

Còn với kịch bản thứ 2, kịch bản tiêu cực, ông Đính cho rằng khi những cơ quan sau hợp nhất, nếu cán bộ, công chức, viên chức không được phân công nhiệm vụ cụ thể, không chủ động trong công việc, có thể sẽ khiến cả bộ máy “dậm chân tại chỗ.” Hoặc là không ai dám ký, dám làm, khiến thủ tục đầu tư bất động sản tiếp tục bị trì hoãn, kéo cả thị trường bất động sản đi lùi, thậm chí là “đóng băng.” Tuy nhiên khả năng này khó xảy ra.

Một số ý kiến chuyên gia cũng nêu quan điểm nhìn nhận chủ trương hợp nhất, tinh gọn bộ máy trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết, để tạo động lực phát triển đất nước vững vàng bước sang kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn sẽ khó tránh khỏi những tác động nhất định đến nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản. Nhất là trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế có nhiều thay đổi từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức đã thi hành một số chính sách đánh thuế cao...

Tuy vậy, với hành lang pháp lý ngày càng thông thoáng, minh bạch cộng với tiềm năng dân số đông, lại luôn quan niệm bất động sản là tài sản, kênh đầu tư cuối, thị trường địa ốc Việt Nam luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng không chỉ đối với nhà đầu tư trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bằng chứng là, nguồn vốn FDI vào bất động sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành, nghề trong nền kinh tế.

Vì thế, nhiều chuyên gia lạc quan cho rằng khó khăn trước mắt là điều khó tránh khỏi, nhưng trong trung hạn và dài hạn, thị trường bất động sản sẽ sớm bước vào chu kỳ phát triển mới đầy tiềm năng, cơ hội./.

Hùng Võ

Vietnamplus

- 18:47 11/02/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hà Nội: Giá trúng đấu giá đất ở Sóc Sơn, Quốc Oai gấp từ 11 đến 19 lần khởi điểm

Lô đất đấu giá tại huyện Sóc Sơn có giá trúng cao nhất là 120,6 triệu đồng/m2, gấp 11 lần giá khởi điểm. Trong khi đó, lô đất đấu giá tại huyện Quốc Oai có giá...

Đề xuất công chức, viên chức được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, do thiếu chính sách nên đã có nhiều công chức, viên chức gần đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn chưa mua được nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ để...

Sau 'cơn sốt', giá chung cư nhiều khu vực ở Hà Nội đang chững lại

Giá chung cư tại nhiều khu vực của Hà Nội có dấu hiệu ngừng tăng giá. Theo đó, nhiều người có nhu cầu bán “cắt lãi” từ 100 - 300 triệu đồng/căn hộ để tìm khách.

Lô đất huyện ở Thái Bình có giá đấu thành công 23 tỷ đồng, diện tích chỉ 150,4m2

Trong phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đất cũ nhà máy Kéo (thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), lô đất có diện tích 150,4m2 được đấu giá thành...

VARS: Nguồn cung bất động sản sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm...

Đại diện BCM nói về làn sóng dịch chuyển của giới đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam

Đại diện Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, HOSE: BCM) lý giải với kinh nghiệm vốn có, đặc biệt là việc hợp tác chiến lược với tập...

Giá đất Long Thành 5 năm qua ra sao khi có sân bay lớn nhất nước?

Trợ lực lớn từ sân bay Long Thành cùng với những tuyến cao tốc kết nối với sân bay đã, đang và sắp triển khai, cùng nhiều dự án khu đô thị, khu dân cư mọc lên khiến...

Thanh Hóa đấu giá 162 lô đất, khởi điểm từ 2 triệu đồng/m2

162 lô đất tại huyện Yên Định và Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 4. Giá khởi điểm thấp nhất 2 triệu đồng/m2 và cao nhất...

Vì sao cùng ưu đãi nhưng giá bán nhà ở xã hội nơi cao nơi thấp?

Các chủ đầu tư cùng được ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT... thế nhưng mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên tới...

TPHCM chốt tỷ lệ tính chi phí, lợi nhuận làm cơ sở định giá đất theo phương pháp thặng dư

Ngày 24/03, UBND TPHCM ban hành Quyết định số 49/2025 quy định các yếu tố hình thành doanh thu phát triển, các yếu tố ước tính chi phí phát triển trong xác định giá...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98