Shein và Temu hết thời bán hàng giá rẻ sang Mỹ?

07/02/2025 13:10
07-02-2025 13:10:07+07:00

Shein và Temu hết thời bán hàng giá rẻ sang Mỹ?

Người Mỹ yêu thích Shein, Temu và AliExpress vì hai lý do: Giá thấp và giao hàng nhanh. Tuy nhiên, kỷ nguyên mua sắm giá rẻ này có thể sắp đến hồi kết sau các động thái mới của Tổng thống Trump.

Trong tuần qua, chính quyền Trump vừa ban hành sắc lệnh tăng thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 04/02, đồng thời chấm dứt quy định miễn trừ "de minimis" - một trong những lỗ hổng thương mại tồn tại lâu năm giữa hai nước.

Quy định de minimis đã trao lợi thế cho các ông lớn Trung Quốc thế nào?

Tồn tại từ thập niên 1930, quy định de minimis cho phép các nhà xuất khẩu quốc tế gửi hàng hóa trị giá dưới 800 USD vào Mỹ mà không cần kiểm tra và miễn thuế. Dựa trên lợi thế này, các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã xây dựng đế chế kinh doanh khổng lồ, giúp hơn một tỷ gói hàng giá rẻ, từ quần áo đến đồ gia dụng, được nhập khẩu thuận lợi vào thị trường Mỹ. Theo báo cáo nghiên cứu của quốc hội, hơn 80% tổng số lô hàng thương mại điện tử của Mỹ trong năm 2022 là hàng nhập khẩu de minimis.

Tác động của việc xóa bỏ quy định này đã bắt đầu hiện rõ. Ngay sau khi sắc lệnh có hiệu lực, Bưu điện Mỹ (USPS) đã tạm ngừng nhận bưu kiện từ Trung Quốc và Hồng Kông vào cuối ngày thứ Ba (05/02) - mặc dù quyết định này nhanh chóng được đảo ngược vào sáng hôm sau. Động thái này được cho là có liên quan đến thuế quan mới và việc loại bỏ miễn trừ de minimis.

Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ giờ đây có quyền mở và kiểm tra tất cả các gói hàng quốc tế.

Các chuyên gia đều nhận định người tiêu dùng sẽ là đối tượng chịu tác động lớn nhất. "Nếu bạn kiểm tra từng gói hàng, chi phí sẽ tăng mạnh đối với người tiêu dùng", Clark Packard, Nghiên cứu viên tại Cato Trade nhấn mạnh. Ông phân tích thêm: "Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, người tiêu dùng gánh chịu từ 90% đến 100% chi phí thuế quan. Nếu động thái tương tự xảy ra, người tiêu dùng có thể phải chịu mức tăng 10% nếu hàng đến từ Trung Quốc".

Christopher Tang, Giáo sư về quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu tại UCLA, cho biết quá trình thực thi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ hải quan không được trang bị đầy đủ để xử lý khối lượng kiểm tra lớn, có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ trong giao hàng.

Christine McDaniel, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Mercatus của Đại học George Mason, cũng lưu ý rằng việc loại bỏ quy định de minimis sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Temu và Shein mà còn cả Amazon, eBay, Etsy và các nhà bán lẻ khác vận chuyển từ Trung Quốc.

Định hình lại mô hình kinh doanh

Trước những thách thức này, các công ty buộc phải điều chỉnh chiến lược. Tang đề xuất hai hướng đi: Mở rộng kho bãi tại Mỹ hoặc chuyển hướng vận chuyển qua các nước ASEAN như Việt Nam. Tuy nhiên, dù chọn phương án nào, chi phí phát sinh cuối cùng vẫn sẽ được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu.

Tác động không chỉ dừng lại ở chi phí vận hành. Theo báo cáo của Bank of America, việc cắt giảm miễn trừ có thể làm giảm đáng kể sự tăng trưởng của các công ty thương mại điện tử Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách marketing của họ. Điều này được thể hiện qua dấu hỏi về khả năng Temu tiếp tục đầu tư mạnh cho quảng cáo Super Bowl như năm 2024, khi họ chi từ 6.5 triệu đến 7 triệu USD cho một đoạn quảng cáo 30 giây cùng 14 triệu USD phiếu giảm giá và quà tặng.

Áp lực không chỉ đến từ Mỹ. Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) cũng thông báo sẽ tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu giá rẻ, nhằm giải quyết "sự gia tăng của các sản phẩm không an toàn, giả mạo và không tuân thủ hoặc bất hợp pháp" vào thị trường này.

Vũ Hạo (Theo CNN)

FILI

- 12:08 07/02/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phố Wall tăng 2 phiên liên tiếp nhờ hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu bớt

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Tư (23/04), nhờ hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể sớm lắng dịu, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tín hiệu...

Dow Jones vọt hơn 1,000 điểm sau thông tin Mỹ có thể giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc

Làn sóng lạc quan đang quay trở lại Phố Wall. Thị trường chứng khoán Mỹ đã tiếp tục đà tăng mạnh mẽ khi xuất hiện những tín hiệu tích cực từ chính quyền Trump.

Elon Musk đón “tin buồn” từ Tesla, hứa sẽ giảm đáng kể thời gian tại Nhà Trắng

Gã khổng lồ xe điện Tesla đã khép lại quý đầu tiên của năm 2025 với bức tranh tài chính không mấy sáng sủa. Trong báo cáo tài chính được công bố vào ngày 22/04, cả...

Bật tăng 1,000 điểm, Dow Jones đứt mạch 4 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Ba (22/04), nhờ hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể sớm lắng dịu, khi nhà đầu tư phục hồi sau đà giảm mạnh...

Dow tăng vọt 700 điểm sau phiên bán tháo

Thị trường chứng khoán Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ vào ngày 22/04, khi các nhà đầu tư lấy lại niềm tin sau ngày giao dịch ảm đạm trước đó. Đà tăng này diễn ra bất chấp...

Dow Jones mất gần 1,000 điểm khi Trump công kích Chủ tịch Fed

Chứng khoán Mỹ lại giảm mạnh vào ngày thứ Hai (21/04), khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường công kích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, làm...

Dow Jones giảm hơn 700 điểm, vàng tăng hơn 100 USD khi Trump lại công kích Chủ tịch Fed

Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ hôm nay khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Fed Jerome Powell, làm dấy lên lo ngại sâu sắc về tính...

Giới đầu tư né xa tài sản Mỹ sau khi Trump dọa sa thải Chủ tịch Fed

Làn sóng bán tháo tài sản Mỹ lại tiếp tục trong ngày 21/04 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Thương chiến bất ngờ ‘bơm oxy’ cho cổ phiếu tiêu dùng ở châu Á

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, cổ phiếu ngành tiêu dùng thiết yếu tại châu Á lại đang “phất như diều gặp gió” sau nhiều năm trì trệ, nhờ...

Deutsche Bank: Nhà đầu tư Trung Quốc đang tháo chạy khỏi tài sản Mỹ

Theo Deutsche Bank AG, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã giảm bớt lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ trong danh mục và chuyển hướng sang trái phiếu châu Âu, giữa bối cảnh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98