Tất tần tật về thuế đối ứng của ông Trump

14/02/2025 11:53
14-02-2025 11:53:15+07:00

Tất tần tật về thuế đối ứng của ông Trump

Mới đây, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) với các quốc gia khác tại Phòng Bầu dục.

Động thái này có thể làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ thương mại giữa Mỹ với thế giới. Nếu hàng xuất khẩu từ nhiều quốc gia vào Mỹ bị đánh thuế nặng hơn, lạm phát tại Mỹ có nguy cơ tăng cao và hoạt động kinh tế ở các nơi khác sẽ chậm lại.

"Các đề xuất có thể sẽ được hoàn thành vào đầu tháng 4", Howard Lutnick, ứng viên được Trump đề cử làm Bộ trưởng Thương mại, cho biết.

* Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng, cảnh báo sẽ còn thêm nhiều biện pháp thuế quan khác

Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp vào ngày 13/02.

Thuế quan đối ứng là gì?

Trong bối cảnh thương mại, thuật ngữ "đối ứng" (reciprocal) thường ám chỉ những biện pháp được hai bên áp dụng nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại song phương. Trong những thập kỷ gần đây, điều này thường đồng nghĩa với việc giảm rào cản thương mại.

Tại Mỹ, Đạo luật Thỏa thuận Thương mại Đối ứng năm 1934 đã đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ bảo hộ và mở đường cho Mỹ cùng các đối tác đàm phán giảm thuế quan đối với hàng hóa của nhau.

Thuế quan trung bình của Mỹ từ năm 1900

Trump và các cố vấn cho rằng nhiều đối tác thương mại của Mỹ đang tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng cho các nhà xuất khẩu của họ, từ đó gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đã đề xuất Mỹ nâng thuế tương đương với thuế nhập khẩu của các nước đối tác. "Theo hệ thống thương mại lý tưởng đó, Mỹ sẽ chỉ giảm thuế khi các nước khác cũng làm tương tự", ông Wilbur Ross nói.

Thuế quan đối ứng sẽ hoạt động như thế nào?

Theo bản ghi nhớ từ Nhà Trắng, mức thuế nhập khẩu mới sẽ được điều chỉnh riêng cho từng đối tác thương mại của Mỹ. Mục tiêu không chỉ là đối phó với mức thuế mà các nước đối tác áp lên hàng hóa Mỹ, mà còn nhắm đến những yếu tố khác được cho là gây bất lợi cho các nhà sản xuất Mỹ.

Các yếu tố này bao gồm trợ cấp doanh nghiệp được xem là không công bằng, các quy định pháp lý, thuế giá trị gia tăng (VAT), tỷ giá hối đoái và việc bảo vệ sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo.

Những "rào cản phi thuế quan" này tạo ra thách thức lớn cho Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) và Bộ Thương mại - những cơ quan được giao nhiệm vụ đề xuất mức thuế mới theo từng quốc gia - bởi chúng rất khó định lượng. Thuế quan đối ứng có thể được áp dụng theo nhiều hình thức: Áp dụng cho các sản phẩm cụ thể, cho toàn bộ ngành công nghiệp, hoặc như một mức thuế trung bình đối với hàng hóa từ một quốc gia cụ thể. Về mặt lý thuyết, Mỹ có thể giảm thuế trong một số trường hợp vì mục đích đối ứng, tuy nhiên điều này khó xảy ra với quan điểm bảo hộ của Trump.

Thuế quan đối ứng khác với kế hoạch thuế quan phổ quát ban đầu của Trump như thế nào?

Trong chiến dịch tranh cử, Trump từng dọa áp thuế phổ quát 20% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 60%. Tuy nhiên, sau đó ông đã hạ mức thuế với Trung Quốc xuống còn 10%. Chính sách đối ứng mới sẽ linh hoạt hơn, được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng mối quan hệ thương mại. Điều này có nghĩa một số quốc gia - đặc biệt là những nước có ít rào cản đối với các công ty Mỹ - có thể được miễn giảm phần lớn thuế quan.

Quốc gia nào sẽ chịu thiệt hại?

Theo phân tích của Bloomberg Economics, nếu Mỹ áp dụng các mức thuế tương đương với các nước có thuế cao nhất đối với hàng hóa Mỹ, các nước thị trường mới nổi sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ấn Độ, Argentina và đa số quốc gia châu Phi, Đông Nam Á sẽ chịu tác động mạnh nhất, dựa trên sự chênh lệch thuế suất giữa Mỹ và các đối tác thương mại này.

Thuế quan của Mỹ so với các nước khác

Chưa hết, phần lớn thế giới có thể bị ảnh hưởng khi xét đến việc chính quyền Trump đang mở rộng định nghĩa về "công bằng" trong thương mại. Mỹ đang thâm hụt thương mại và Trump xem sự mất cân bằng này là không công bằng cho nước Mỹ. Ông thường xuyên bày tỏ lo ngại về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa sản xuất tại Mỹ được bán ở các nước khác, đặc biệt là thuế VAT 15% của Liên minh Châu Âu (EU). Nhật Bản cũng áp dụng VAT dưới hình thức thuế tiêu thụ.

Có còn chỗ cho đàm phán?

Nhìn lại quá khứ, Trump thường áp dụng chiến thuật gây sốc trước, đàm phán sau. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông đã miễn thuế cho một số quốc gia và mặt hàng nhập khẩu sau khi các ngành công nghiệp nội địa vận động hành lang.

Trung Quốc đã tránh được một vòng thuế quan bổ sung vào năm 2019 khi cam kết mua thêm hàng tỷ USD hàng hóa Mỹ, trong đó có nông sản. Đầu tháng 2/2024, Trump đã hoãn áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada sau khi hai nước láng giềng đồng ý thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để chống di cư và buôn bán ma túy ở biên giới.

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy Trump sẽ cứng rắn hơn về thương mại trong nhiệm kỳ thứ hai. Một ví dụ điển hình: Ban đầu ông ra tín hiệu Australia có thể được miễn thuế thép và nhôm. Sau đó, cố vấn thương mại của ông lại tuyên bố rằng ngành nhôm Australia đang "giết chết" ngành công nghiệp Mỹ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

- 10:51 14/02/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Scott Bessent sẽ là người đàm phán chính của Mỹ về thuế quan

Trong ngày 09/04, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent kỳ vọng có thể đạt được các thỏa thuận thuế quan với các đồng minh của Mỹ.

EU sẽ đáp trả Mỹ từ ngày 15/04

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua biện pháp trả đũa thuế thép nhôm của Mỹ.

Bộ trưởng Mỹ nói bước leo thang của Trung Quốc là “thất bại”, gợi ý vấn đề đầu tiên cần đàm phán

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent kêu gọi Trung Quốc đến bàn đàm phán về thuế quan, chỉ đích danh vấn đề fentanyl như một điểm khởi đầu tiềm năng để xây dựng mối...

Ray Dalio: Thế giới đang đối mặt với sự sụp đổ "chỉ có một lần trong đời" về trật tự kinh tế

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio cảnh báo các nhà đầu tư hiện nay đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi chỉ tập trung vào các vấn đề thuế quan trước mắt mà không nhìn...

Mỹ cảnh báo Trung Quốc không nên phá giá tiền tệ, nói thị trường trái phiếu vẫn "bình thường"

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang và thị trường tài chính toàn cầu gặp nhiều biến động, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã có những phát...

Thuế quan của Mỹ: Lá bài quan trọng của Hàn Quốc trong đàm phán với Mỹ

Bộ Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc xác định hợp tác trong đóng tàu là một "quân bài quan trọng" trong quá trình đàm phán thuế quan với Mỹ, do Mỹ tụt hậu hơn Hàn...

Trung Quốc nâng thuế quan lên 84% với hàng hoá Mỹ

Trung Quốc tuyên bố nâng thuế quan lên 84% với hàng hoá của Mỹ sau khi hàng rào thuế quan mới của Mỹ có hiệu lực. 

Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ thương mại và kinh tế với Mỹ

Sách Trắng nhấn mạnh Trung Quốc coi việc hai nền kinh tế hàng đầu có những bất đồng trong hợp tác kinh tế và thương mại là bình thường và Bắc Kinh sẵn sàng trao đổi...

EU công bố danh sách hàng hóa Mỹ bị áp thuế trả đũa

EU vừa chính thức công bố danh sách các sản phẩm Mỹ sẽ bị áp thuế quan trả đũa, đánh dấu sự leo thang trong cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương. Quyết định...

Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt thuế quan 104% của Trump

Trong ngày 09/04, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp "kiên quyết và mạnh mẽ" để bảo vệ lợi ích của mình, sau khi mức thuế quan...


Hotline: 0908 16 98 98